Học tập đạo đức HCM

Khoán chi khoa học:“Cởi trói” rồi vẫn vướng

Chủ nhật - 27/03/2016 22:06
Thông tư 27 về khoán chi sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) đã có hiệu lực và được kỳ vọng sẽ “cởi trói” cho các nhà khoa học khỏi các thủ tục rườm rà về thanh quyết toán kinh phí. Tuy nhiên, khi triển khai, việc dự toán cũng phức tạp không kém, khiến nhiều nhà khoa học lúng túng.
Vẫn còn phức tạp 

Tập báo cáo đề xuất thực hiện một đề tài nghiên cứu về gen trong năm 2016 của GS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp dày khoảng gần 500 trang giấy, với rất nhiều nội dung chi tiết. Trong đó, phần nội dung nghiên cứu chỉ chiếm 1/3 của tập báo cáo, còn lại khoảng 2/3 (gần 300 trang) là dự toán chi tiết các khoản sẽ phải chi khi thực hiện đề tài. 

Nên áp dụng khoán chi đối với các sản phẩm ở giai đoạn sắp hoàn thành.

Theo quy định của Thông tư 27 về khoán chi sản phẩm KHCN, để giảm các thủ tục rườm rà khi thanh quyết toán kinh phí, các nhà khoa học phải dự toán kinh phí một cách chi tiết từng phần công việc sẽ triển khai, thì mới được phê duyệt đề tài. Theo đánh giá của các chuyên gia, như vậy sự phức tạp đã được chuyển sang phần dự toán kinh phí, nên vẫn khiến các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian để làm báo cáo.

“Để có những công trình, sản phẩm nghiên cứu có giá trị, điều quan trọng nhất là các nhà quản lý phải có niềm tin thực sự vào các nhà khoa học”.

GS.TS Lê Huy Hàm

GS.TS Lê Huy Hàm cho biết: “Tôi đã từng thực hiện một đề tài đặt hàng của nước ngoài, trong đó phần dự toán kinh phí rất ngắn gọn chỉ trong 1 trang giấy với 5 nội dung chi: Vật tư tiêu hao, chi phí trang thiết bị, lương, chi phí đi lại và các khoản chi khác và cho phép các khoản có thể “du di” khoảng 10% khi triển khai thực hiện. Trong khi đó Thông tư 27 lại bắt buộc việc giải trình quá chi tiết các khoản chi, thậm chí phải cụ thể đến mức: Đi thực tế bao nhiêu ngày, ở đâu, một ngày chi hết bao nhiêu? Hay đến từng chi tiết thiết bị, lắp đặt, thay thế, thuê mượn của hãng nào, bao nhiêu tiền?...”.

Cũng theo GS. Hàm, việc quá cụ thể, chi tiết này khiến các nhà khoa học không thể bứt phá ra khỏi quỹ đạo đã vạch sẵn, vì nếu trong quá trình thực hiện có sự thay đổi so với kế hoạch, thì lại phải làm công văn, sửa báo cáo... kéo theo cả hệ thống thay đổi, rất mất thời gian, thậm chí làm giảm sức sáng tạo, mềm dẻo của việc nghiên cứu khoa học.

GS.TS Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cũng có cùng quan điểm. Bên cạnh đó, ông cho rằng việc không được điều chỉnh phương thức khoán chi, tổng mức kinh phí khoán, không được điều chỉnh tên, mục tiêu và sản phẩm cuối cùng yêu cầu sự đánh giá, cam kết rất cao của chủ nhiệm nhiệm vụ trong việc đưa ra sản phẩm đúng theo đăng kí với kinh phí định trước, sẽ rất khó khi có rủi ro, là yếu tố luôn đồng hành với việc nghiên cứu. “Nghiên cứu thành công là đưa ra những sản phẩm hoàn toàn mới, vì thế chưa có khuôn mẫu cụ thể nên việc khoán theo tiêu chuẩn nào, bao nhiêu là vừa, được phép hỏng bao nhiêu lần...”, GS. TS Dương Ngọc Thái khẳng định.

Cần áp dụng hợp lý

Những quy định như hiện nay của Thông tư 27, theo các nhà nghiên cứu, chỉ nên áp dụng đối với những sản phẩm đang ở giai đoạn sắp hoàn thành. Việc khoán chi tập trung vào giai đoạn cuối là hợp lý, không nên áp dụng cho tất cả các nhiệm vụ, đặt hàng mà chưa bắt tay vào thực hiện. 

PGS.TS Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ Lọc, hóa dầu thuộc Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam cho rằng: “Để Thông tư 27 thực sự đi vào thực tế, cần có sự đánh giá đúng và hiểu rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, phải xác định mức độ rủi ro và độ trễ trong nghiên cứu. Bởi nếu biết chắc nghiên cứu là thành công thì đó không phải là khoa học”. 

Theo Bộ KH&CN, trước khi ban hành và thực hiện Thông tư 27, Bộ đã lấy ý kiến đóng góp từ các đơn vị, địa phương, các nhà khoa học. Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức các hội thảo, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn sâu rộng đến các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, quản lý… để cùng chia sẻ, lắng nghe và thực hiện cơ chế mới một cách thuận lợi trong thời gian tới. 
 
TTXVN/Tin Tức
 Tags: khoa học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại818,107
  • Tổng lượt truy cập90,881,500
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây