Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp từ trồng dưa lưới

Thứ tư - 31/05/2017 21:35
Gặp anh Lê Nguyễn Cẩm Tú (ngụ ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM) tại Diễn đàn khởi nghiệp nông nghiệp - Góc nhìn thời đại mới.

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Lê Nguyễn Cẩm Tú

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Lê Nguyễn Cẩm Tú

Anh tâm sự: “Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin nhưng tôi lại có niềm đam mê về sản xuất nông nghiệp. Do vậy, tôi tham gia khóa ươm tạo doanh nghiệp do Khu Nông nghiệp công nghệ cao tổ chức, được đào tạo bài bản, tiếp cận với công nghệ mới về trồng dưa lưới công nghệ cao”.
Năm 2015, anh Tú bắt tay vào trồng thử nghiệm 1.000 cây dưa lưới trong diện tích nhà màng 600m2. Nhờ được đào tạo bài bản và kinh nghiệm trồng thử nghiệm, sau khi thành công, anh mạnh dạn thuê đất 8.000m2 xây dựng dự án, vay vốn ngân hàng, bạn bè để đầu tư trồng dưa lưới công nghệ cao. Anh cho biết thời vụ trồng dưa lưới là 3 tháng, một năm trồng hơn 3 vụ, năng suất đạt khoảng 90 tấn/ha, giá bình quân 55.000 đồng/kg, doanh thu trên 4 tỷ đồng/ha/năm. 

Về kinh nghiệm trồng dưa lưới, anh Tú chia sẻ rằng hạt giống mua từ Đài Loan. Dưa trồng trong nhà màng (kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel), 4 phía quanh nhà có lưới ngăn côn trùng, mái bằng vải nhựa chuyên dùng có khả năng che mưa, gió. Anh Tú tìm hiểu, tự chế hệ thống lọc, tưới nước thông minh, đồng thời nghiên cứu công thức bón phân hữu cơ cho vườn dưa, vừa tạo độ ẩm vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Hạt được anh Tú ươm trong khay, sau 10 ngày đem ra nhà màng trồng trong túi ni lông trắng, xếp thành hàng và treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa sẽ tiến hành thụ phấn thủ công. Mỗi cây chỉ để lại 1 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi quả có đường kính 2cm - 4 cm (khoảng 40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Quy trình chăm sóc dưa được anh Tú tính toán, lập trình biểu đồ dinh dưỡng hợp lý, nhất là giai đoạn thụ phấn thủ công, công thức bón phân đảm bảo dinh dưỡng cho cây, giúp giảm được chi phí đầu tư tối đa. 

 
Theo: Đăng Kiệt/sggp.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại731,401
  • Tổng lượt truy cập90,794,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây