Sản xuất rau sạch tại huyện Mê Linh. Ảnh: Thái Hiền |
Bắt đầu triển khai năm 2009 với xã điểm Thụy Hương (Chương Mỹ) do Trung ương làm điểm, phong trào xây dựng NTM trên địa bàn Thủ đô nhanh chóng được nhân rộng tại 19/19 huyện, thị xã với 3 xã làm điểm của thành phố và 15 xã làm điểm của các huyện, thị xã. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước với 38 xã (không kể 12 xã của huyện Từ Liêm) đạt chuẩn NTM. |
Ông Phí Văn Thiệu (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai):Tôn vinh chiến thắng bằng các thiết chế văn hóa Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp thắng lợi, có rất nhiều làng kháng chiến thuộc cửa ngõ phía tây của Thủ đô đã làm nên những chiến công oanh liệt. Hiện nay, trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội, nhiều làng quê tích cực xây dựng giao thông nông thôn và các thiết chế văn hóa để tôn vinh di tích lịch sử văn hóa, truyền thống cách mạng như: Xây dựng trên các trận địa chiến thắng khu trung tâm văn hóa, hoặc nhà văn hóa, đình làng… trong đó có các bức phù điêu, tượng đài kỷ niệm chiến thắng tri ân các bậc tiền bối đã anh dũng hy sinh… Hằng năm, các em học sinh thường xuyên được thầy cô giáo đưa đến để tìm hiểu lịch sử địa phương. Đây là một việc làm ý nghĩa cần được khôi phục duy trì và phát triển để giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng địa phương. Bà Nguyễn Thu Hiền (khu tập thể Kim Liên, Đống Đa):Quan tâm hơn nữa đời sống của người dân Những năm qua, cùng với quá trình đô thị hóa, Thủ đô Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần sớm giải quyết. Đó là sự phát triển quá tải về dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục, ô nhiễm môi trường, hệ thống giao thông, thoát nước chưa được giải quyết triệt để… do gia tăng dân số cơ học. Trên thực tế, các không gian văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân Thủ đô vẫn còn thiếu và chưa được quy hoạch đồng bộ. Bên cạnh đó, tôi thấy việc cải tạo các chung cư cũ, nhà nguy hiểm không chỉ giúp hàng vạn người dân yên tâm sinh sống mà còn tạo bộ mặt đô thị của thành phố nhưng hiện vẫn đang trong quá trình thực hiện cầm chừng. Nhân kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô, mong rằng, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các cấp chính quyền đóng góp nhiều ý tưởng để giúp lãnh đạo thành phố giải quyết các vấn đề tồn tại của quá trình đô thị hóa, thực hiện tốt quy hoạch chung xây dựng của Thủ đô. Chị Lâm Huyền Thu (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân): Tạo dựng nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Không khí kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô, chúng ta có thể thấy được ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng ấn tượng với tôi phải kể đến việc không gian văn hóa, thiết chế văn hóa đang rất được quan tâm. Điển hình là việc các cơ quan chức năng yêu cầu di dời một loạt linh vật, tượng đá lạ ra khỏi di tích… Câu chuyện này không chỉ dừng lại ở việc trả lại nguyên trạng di tích mà thể hiện sự du nhập văn hóa thiếu định hướng một cách ồ ạt. Do đó, việc di dời này là hết sức cần thiết, thể hiện sự quản lý nghiêm của cơ quan chức năng và hướng đến một nền văn hóa thuần Việt và Hà Nội phải là nơi thể hiện được bản sắc văn hóa này. Qua đây tôi muốn nhấn mạnh rằng văn hóa là cốt lõi, là hồn của dân tộc và Hà Nội cần phải có hành động thiết thực, gây dựng được phong trào, lối sống để bảo đảm rằng văn hóa truyền thống phải được duy trì và tiếp nối đến mai sau. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã