Học tập đạo đức HCM

Khơi thông nguồn vốn phát triển nông nghiệp

Thứ sáu - 12/06/2015 23:10
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2015/NÐ-CP thay thế Nghị định số 41/2010/NÐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ ngày 25-7-2015. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp nước nhà đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải tái cơ cấu toàn diện, nghị định mới này được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với doanh nghiệp và nông dân, nhất là khi hoạt động cho vay sẽ được các ngân hàng thương mại đảm nhận.

 

Theo đó, đối tượng cho vay được mở rộng, không chỉ ở khu vực nông thôn mà gồm cả cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã. Nghị định mới nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên gấp 1,5 đến hai lần so với trước. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình có thể vay tối đa 100 triệu đồng và 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; một tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại. Những đối tượng, lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn, như chủ trang trại nuôi trồng, khai thác thủy sản xa bờ, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, liên hiệp hợp tác xã được áp dụng các mức cho vay không có tài sản bảo đảm từ 200 triệu đồng đến ba tỷ đồng. Ðặc biệt, Nghị định khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao thông qua việc cho vay từ 70% đến 80% giá trị dự án sản xuất mà không cần tài sản bảo đảm.

Những nội dung mới của Nghị định 55 đã tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân và những cá nhân, tổ chức có ý định đầu tư vào nông nghiệp. Nhất là trước thực tế, việc liên kết "bốn nhà" để phát triển nông nghiệp (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp) không đạt được mục tiêu như kỳ vọng, mà một trong những nguyên nhân là do thiếu sự liên kết của ngân hàng. Chính vì vậy, việc đổi mới chính sách tín dụng giống như việc tháo một "nút thắt" trong đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để Nghị định 55 cũng như các nghị định và chính sách khác thật sự phát huy hiệu quả trong cuộc sống thì các điều khoản hợp lý mới chỉ là điều kiện cần. Ðiều kiện đủ là mức độ "khơi thông" nguồn vốn, cụ thể là sự thông thoáng trong các thủ tục vay vốn và tiến độ giải ngân nguồn vốn. Thời gian qua, không ít các chương trình phát triển nông nghiệp bị chững lại là do ách tắc ở khâu tiếp cận vốn, như việc thực hiện chương trình tái canh cây cà-phê ở Tây Nguyên, thu mua lúa, gạo tạm trữ ở đồng bằng sông Cửu Long, chương trình đóng tàu cá theo Nghị định 67/NÐ-CP... Ngân hàng có thể đưa ra nhiều lý do cho việc chậm trễ giải ngân hay không giải ngân, để rồi cuối cùng nghị định có, chính sách có, nhưng vốn thì vẫn không đến với những đối tượng được thụ hưởng. Ðể tránh tái diễn tình trạng này, việc triển khai thực hiện Nghị định 55 cần sự chung tay của các ngành chức năng, nhất là sự vào cuộc có trách nhiệm của các ngân hàng.

Theo nhandan.org.vn
 Tags: nghị định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay86,142
  • Tháng hiện tại279,801
  • Tổng lượt truy cập97,507,982
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây