Học tập đạo đức HCM

Khuyến công với cộng nghiệp nông thôn Trên 80% lao động có việc làm sau đào tạo nghề

Thứ sáu - 15/08/2014 03:55
Những đổi mới theo hướng tích cực của công tác truyền nghề trên địa bàn TP Hà Nội đã đem lại những hiệu quả rõ rệt, nhiều làng “trắng nghề” đến nay đã có nghề và tạo thu nhập thêm cho nông dân, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã phát huy tốt những nghề được đào tạo làm gia tăng giá trị kinh tế.
 
 Với những hiệu quả đó, trong chương trình Khuyến công TP năm 2014, Hà Nội tiếp tục dành kinh phí cho công tác truyền nghề, nhân cấy nghề, với 100 lớp dạy nghề sẽ được mở cho khoảng 3.500 lao động. Phấn đấu sau đào tạo, 80% lao động sẽ có việc làm.
“Cấy nghề” để lao động có việc làm
Trong những năm qua, hoạt động truyền, cấy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động vùng nông thôn được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của công tác khuyến công trên địa bàn TP Hà Nội và đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Chỉ tính riêng 2013, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương, Hà Nội đã triển khai hỗ trợ 106 lớp truyền nghề, cấy nghề cho 3.710 lao động nông thôn thuộc 53 xã của 19 huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội. Kết thúc các lớp, truyền nghề trên 80% số lao động có việc làm. Các lớp truyền nghề đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế của nhiều làng xã, nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ, nhiều làng chưa có nghề được truyền nghề mới, tạo công ăn việc làm cho lao động, tăng thu nhập và phát triển kinh tế địa phương.
Sản xuất gốm tại làng gốm Bát Tràng.
Sản xuất gốm tại làng gốm Bát Tràng.
Không chỉ truyền nghề, công tác truyền nghề còn đặc biệt tập trung đi vào chiều sâu, gắn với nhu cầu của người dân địa phương cũng như nhu cầu của thị trường, gắn với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có tiềm năng, đem lại những hiệu quả lớn. Nhiều lớp học sau đào tạo nghề 100% học viên có việc làm và tăng thu nhập đáng kể. Chẳng hạn như các lớp học nghề được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tổ chức tại Sơn Tây với sự phối hợp của Công ty CP Du lịch làng cổ Đường Lâm. Trong năm 2013, với 2 lớp dạy nghề thêu ren cho 70 học viên thì kết thúc khóa học, các học viên đều được công ty nhận vào làm hoặc bao tiêu sản phẩm, hoặc tự mở phòng thêu để kinh doanh. Bên cạnh việc giúp người lao động có thêm việc làm, thu nhập thì bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều lợi ích trong kinh doanh, cũng như tăng sức hấp dẫn cho làng du lịch Đường Lâm. Tiếp nối thành công đó, năm nay Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp này mở lớp truyền nghề với 30 học viên và bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt.
Năm 2014, mở 100 lớp dạy nghề
Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, năm nay, Trung tâm sẽ mở 100 lớp dạy nghề cho khoảng 3.500 lao động nông thôn, tập trung vào các xã thuần nông, vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc như Đông Xuân (Quốc Oai); Tiến Xuân (Thạch Thất); An Mỹ, An Phú (Mỹ Đức); Bắc Sơn, Tân Minh (Sóc Sơn); Tự Lâp, Liên Mạc (Mê Linh)… Công tác truyền nghề cũng tập trung vào các làng nghề kết hợp du lịch giúp người dân vừa có việc làm và thu nhập, vừa thu hút thêm khách du lịch đến tham quan, mua sắm.
Dù đã có nhiều thay đổi tích cực, tập trung vào chiều sâu và đề cao tính hiệu quả nhưng công tác truyền, cấy nghề tại các địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đa phần các địa phương được truyền, cấy nghề đều có kinh tế khó khăn, không phải ở đâu cũng có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hoặc tạo việc làm cho người lao động. Đối tượng truyền nghề thường có trình độ học vấn thấp, độ tuổi không đồng đều, lao động không ổn định. Nguồn kinh phí khuyến công còn hạn hẹp, không đủ để hỗ trợ người học do đó ở nhiều nơi học viên không mặn mà với việc học nghề.
Theo ông Hoàng Xuân Thủy - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, để khắc phục những vấn đề trên, nâng cao hiệu quả cho công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương của Nhà nước, TP về công tác truyền nghề, cấy nghề đến các cấp chính quyền (chủ yếu là xã, thôn) và người dân, để họ thấy rõ lợi ích lâu dài về việc đưa nghề về nông thôn. Đặc biệt, cần gắn với nhu cầu thực tiễn, lựa chọn những làng nghề, cơ sở sản xuất có tiềm năng, thế mạnh và khả năng tiếp nhận lao động, tiêu thụ sản phẩm để truyền nghề, cần chú trọng cấy, truyền các nghề thủ công mỹ nghệ có tiềm năng thị trường tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.
Nguyễn Ngọc
Nguồn ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập493
  • Hôm nay61,425
  • Tháng hiện tại766,538
  • Tổng lượt truy cập90,829,931
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây