Ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: Đầu vụ ĐX 2013-2014 xuất hiện cơn lũ lịch sử từ ngày 14 - 18/11/2013 “băm nát” nhiều cánh đồng, làm trôi nhiều lượng giống lúa chuẩn bị cho SX. Tiếp đến cơn rét kéo dài từ giữa tháng 12/2013 - 2/2014 kéo dài TGST của lúa 10 - 15 ngày, sâu bệnh phát sinh. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng và các địa phương tổ chức cung ứng, xuất cấp lúa giống dự trữ vừa đủ cơ số giống, vừa đảm bảo chất lượng cho nông dân kịp gieo sạ.
Dù bị lũ cuốn nhiều lượng lúa giống dự trữ trong dân, nhưng trong vụ này tỷ lệ sử dụng giống xác nhận trên địa bàn toàn tỉnh đạt đến 98%. Cơ cấu giống lúa trong vụ ĐX 2013-2014 cũng đa dạng, phong phú; vừa phù hợp với tập quán canh tác của nông dân và các tiểu vùng sinh thái nên dù gặp nhiều bất lợi nhưng năng suất vẫn đạt hơn vụ ĐX năm ngoái.
“Vụ ĐX này Bình Định gieo sạ 47.790 ha lúa, đạt 101,7% so kế hoạch; trong đó chân 2 vụ là 28.266 ha, chân 3 vụ 16.464 ha, chân 1 vụ (chân cao sạ cưỡng) 3.060 ha. Năng suất bình quân ước đạt 64,8 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha so với vụ ĐX năm trước”, ông Hồ Ngọc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định phấn khởi cho biết.
“Chúng tôi sẽ đề xuất UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa. Theo đó, sẽ quy hoạch vùng SX, loại cây trồng phù hợp; xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống tưới tiêu để SX thuận lợi hơn”, ông Phan Trọng Hổ. |
Nếu thời tiết vụ ĐX này gây bất lợi cho cây lúa thì những loại cây trồng cạn lại gặp thuận lợi. Thời tiết vào đầu vụ nắng ráo, thuận lợi cho gieo trồng các loại cây ngô, đậu phộng (lạc) và rau đậu các loại. Vụ này toàn tỉnh SX 2.198 ha ngô, năng suất ước đạt 56 tạ/ha; 6.945 ha đậu phộng, năng suất 28 tạ/ha; 48 ha đậu tương, năng suất 20 tạ/ha; 6.966 ha rau và 898 ha đậu các loại.
Bình Định tiếp tục thực hiện chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa. Diện tích chuyển đổi vẫn tập trung ở 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ, chủ yếu là cây đậu phộng và rau màu. So sánh qua những vụ SX trong năm 2013 và vụ ĐX 2013-2014 cho thấy, chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ điểm yếu là chưa hình thành được vùng SX tập trung các cây trồng có lợi thế như ngô, đậu phộng, vừng, rau…
Trong vụ HT tới, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển SXNN toàn diện trên các lĩnh vực gắn với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM, Bình Định sẽ tiếp tục xác định một số giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao, nhất là giống lúa và cây trồng cạn; ứng dụng nhanh các TBKT vào SX; tổ chức nhân rộng các mô hình. Đồng thời gắn chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mở rộng cánh đồng lớn.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Bình Định, trong mùa khô năm nay nắng nóng sẽ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8; trong tháng 7, tháng 8 sẽ xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để tiếp tục giành thắng lợi, vụ HT này Bình Định sẽ tiếp tục chuyển 2.143 ha diện tích đất lúa sang SX cây trồng cạn chủ lực, trong đó 680 ha ngô, 585 ha đậu phộng, 340 ha vừng và 538 ha rau màu.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã