Ngoài ra, còn “cầm tay chỉ việc” giúp các xã, thôn, bản hoàn thành tiêu chí một cách bền vững.
Kiểm lâm là lực lượng đặc thù, chủ yếu hoạt động ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa nên địa bàn mà Sở NN-PTNT Thanh Hóa giao cho lực lượng này theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ chủ yếu là các xã có diện tích rừng lớn, có đông đồng bào dân tộc…
Ông Lê Quốc Việt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, cho biết: “Mặc dù chỉ mới tham gia phong trào “Chung sức xây dựng NTM” hơn 6 tháng nhưng 7 tiêu chí chúng tôi tham gia theo dõi, giúp đỡ ở các địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức của đồng bào miền núi về tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước đã được hạn chế rất nhiều; một số mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập được hình thành, phát triển”.
Theo ông Việt, Chi cục đã giao cho 17 đơn vị cơ sở theo dõi, hướng dẫn 17 xã và 183 thôn, bản thuộc các huyện miền núi Quan Sơn, Lang Chánh, Như Xuân, Thường Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Ngọc Lặc và Cẩm Thủy thực hiện 7 tiêu chí, gồm: nhà ở dân cư; thu nhập; hình thức tổ chức SX; giáo dục; văn hóa; tiêu chí môi trường và ANTT xã hội được giữ vững.
“Ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, chúng tôi phát động phong trào “Chung sức xây dựng NTM” trong toàn lực lượng, nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng về công cuộc xây dựng NTM.
Triển khai nhiệm vụ chuyên môn ở các đơn vị, lồng ghép nội dung xây dựng NTM thành nhiệm vụ thường xuyên, định kỳ tổ chức báo cáo, đánh giá kết quả; khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt, nhắc nhở, phê bình các đơn vị còn hạn chế. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương xác định các tiêu chí để mỗi đơn vị tham gia chỉ đạo một xã; mỗi đồng chí kiểm lâm viên hỗ trợ một thôn, bản”, ông Việt nhấn mạnh.
Quá trình triển khai tại cơ sở theo ông Lê Thành Công, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ngọc Lặc, là rất vất vả và khó khăn. Do địa bàn Làng Liên Cơ I, xã Nguyệt Ấn là vùng đồng bào dân tộc nên nhận thức của nhiều hộ dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Hơn nữa, đời sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào rừng nên để thay đổi tập quán SX, nâng cao thu nhập là một bài toán hóc búa. Đặc biệt, chủ trương xây dựng NTM là “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nên các tiêu chí liên quan đến tài chính cần phải vận động sức đóng góp của dân.
“Lo cái ăn, cái mặc qua ngày đối với đồng bào miền núi đã rất khó rồi, giờ vận động họ bỏ công, bỏ của ra để cải tạo đất rừng hay tu sửa trường học, xây dựng điểm tập kết rác thải... là cả một cuộc cách mạng. Tuy nhiên, với những thay đổi nhận thức bước đầu của đồng bào, chúng tôi tin rằng làng Liên Cơ I nói riêng, xã Nguyệt Ấn nói chung sẽ sớm hoàn thành các tiêu chí”, ông Công đặt niềm tin.
Tính đến hết tháng 4/2014, toàn tỉnh Thanh Hóa có 19 xã đạt chuẩn NTM; 135 xã đạt 15-19 tiêu chí (một số xã chờ thẩm định); 186 xã từ 10 - 14 tiêu chí. Bình quân toàn tỉnh đạt 10,32 tiêu chí, tăng 5,52 tiêu chí so với thời gian bắt đầu triển khai. Hiện thành công mô hình thí điểm bản Tôm ở huyện Bá Thước đang được nhân rộng trên địa bàn các xã. |
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Ngọc Lặc, thời gian qua đã có nhiều hộ dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường; phát triển mô hình “thâm canh phục tráng rừng luồng bị thoái hóa”, góp phần thay đổi tập quán chỉ khai thác sản phẩm chuyển sang chăm sóc, nuôi dưỡng, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác.
Cuộc vận động “Chung sức xây dựng NTM” đã giúp lực lượng Kiểm lâm quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ làm nhà, hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép.
Đồng thời, hướng dẫn bà con ứng dụng các tiến bộ KHKT trồng mới hơn 1.400 ha rừng; tổ chức ký cam kết với người dân không sử dụng cưa xăng khai thác gỗ trái phép; phối hợp các ngành chức năng thu hồi hàng nghìn khẩu súng săn; quản lý chặt chẽ 698 cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn không để xảy ra các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường…
Những kết quả bước đầu của Kiểm lâm Thanh Hóa đã góp phần đắc lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh. Đây cũng là tiền đề để các đơn vị khác trong ngành NN-PTNT vào cuộc chung tay hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sớm đạt chuẩn NTM.
Ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, cho hay: Có thể nói việc tiên phong huy động các đơn vị trực thuộc chung sức xây dựng NTM là một bước ngoặt của cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp xứ Thanh nhằm tri ân nông dân.
Những hành động, việc làm cụ thể của các tập thể, cá nhân trong ngành sẽ là động lực tạo sự đoàn kết giữa cán bộ với người dân, từng bước đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo ANTT.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã