Theo ông Hoàng Xuân Điều - Phó trưởng phòng Bảo hiểm Xe cơ giới (Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt), sau gần 1 năm triển khai BHNN, số lượng người dân tham gia còn thấp do mức phí bảo hiểm còn cao và các rủi ro được bảo hiểm còn hạn chế. Do đó, Tổ tư vấn đã đưa ra một số kiến nghị và nhất trí mở rộng rủi ro được bảo hiểm.
Những rủi ro về thiệt hại của cây lúa được mở rộng. |
Cụ thể, đối với cây lúa bổ sung thêm các rủi ro được bảo hiểm là: Mưa lớn, ngập úng (đối với thiên tai); sâu đục thân, bệnh bạc lá (đối với dịch bệnh). Về vật nuôi, đối với trâu bò, bổ sung thêm các bệnh được bảo hiểm là: Tụ huyết trùng, bệnh viêm vú, chướng hơi, viêm màng phổi, sán lá gan. Còn đối với lợn bổ sung bệnh dịch tả, tụ dấu, tụ huyết trùng, sưng phù đầu, thương hàn; gà bổ sung bệnh Newcastle, bệnh Gum, bệnh cầu trùng.
Qua triển khai thí điểm đối với cây lúa, một số tỉnh cho rằng, mức khấu trừ 20% đối với bảo hiểm lúa là cao. Sau khi thảo luận và cân nhắc, Tổ tư vấn BHNN thống nhất kiến nghị giảm xuống còn 15% cho tất cả các tỉnh.
Mặt khác, để có thể đảm bảo lợi ích cao nhất cho người được bảo hiểm, trong trường hợp mức tổn thất của toàn xã hội (hoặc của đơn vị được bảo hiểm) chưa đạt 15% như đã nêu, nhưng có ít nhất 50 hộ bị tổn thất toàn bộ, thì doanh nghiệp bảo hiểm được quyền xem xét chi trả bồi thường cho các hộ bị thiệt hại này căn cứ vào tình hình thực tế.
Mặt khác, với thiệt hại tối thiểu 5ha lúa được bảo hiểm trên địa bàn bị thiệt hại dẫn đến phải gieo cấy lại, công ty bảo hiểm sẽ xem xét chi trả, thay vì mức 20% tổng diện tích thiệt hại như trước đây.
Đối với phí bảo hiểm, Tổ tư vấn BHNN cũng khuyến nghị giảm phí bảo hiểm đối với đàn lợn từ 5% xuống 2,5%; gia cầm từ 6% xuống 3% cho một chu kỳ chăn nuôi. Đối với việc công bố dịch, Tổ tư vấn BHNN cũng kiến nghị chỉ cần có xác nhận của cơ quan chức năng, không nhất thiết cứ phải là UBND tỉnh công bố dịch như trước đây.
Theo ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Tổ tư vấn BHNN cũng đề nghị sửa đổi Thông tư 47 của Bộ NNPTNT với việc linh hoạt mở rộng địa bàn triển khai tại các tỉnh thí điểm, nếu địa phương yêu cầu và doanh nghiệp đảm bảo triển khai được.
Thanh Xuân
Nguồn danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã