Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hải Lệ

Thứ bảy - 09/02/2013 22:32
Xã Hải Lệ nằm phía tây nam thị xã Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên 6.475,3 ha với hơn 4.400 khẩu, 1.046 hộ phân bố trên 6 thôn. Hai năm trước đây, Hải Lệ còn gặp nhiều khó khăn do giao thông cách trở, nắng bụi mưa lầy. Đời sống của nhân dân tuy được cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức trên 11%.


Sau hai năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hải Lệ có những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đến nay, Hải Lệ đã đạt được 10/19 tiêu chí xây dựng NTM, tăng 5 tiêu chí so với trước khi chưa thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này. Đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,3%. Đường làng ngõ xóm bê tông hóa hoặc được phát quang, nâng cấp, mở rộng khang trang sạch đẹp, trong đó đã bê tông hóa được 12 km, đạt khoảng 60% hệ thống đường trong xã. 

Mùa no ấm - Ảnh: CAO VĂN TỈNH

Nhiều công trình phục vụ dân sinh được xây mới như tuyến đường Nguyễn Hoàng dài 7 km nhựa hóa và có tuyến đường điện chiếu sáng, tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng; công trình hồ chứa nước Đập Đùng phục vụ tưới tiêu cho hơn 20 ha lúa, tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng; công trình đường liên thôn Tân Lệ- Như Lệ dài 0,6km, vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng; công trình bê tông hóa đường Tích Tường- Tân Lệ- Phước Môn do nhà nước và nhân dân cùng làm, vốn đầu tư 370 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 86,8 triệu đồng; trạm y tế xã xây dựng mới với 2.621 triệu đồng và nhiều công trình quan trọng khác. 

Nhiều làng được công nhận làng văn hóa, nâng tổng số làng được công nhận 5/5 làng, trong đó có 3 làng được công nhận xuất sắc cấp tỉnh. Bên cạnh đó còn có 3 trường học và cơ quan được công nhận đơn vị văn hóa, 95% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình gia văn hóa. 

Để đạt được kết quả này, ngay từ khi có chủ trương xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các thôn họp bàn và xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đặc biệt, lãnh đạo xã rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch, xác định mục tiêu đầu tư, khơi dậy nguồn lực trong nhân dân, chuẩn bị điều kiện tốt nhất từ thủ tục tìm kiếm nguồn vốn đến phương án thi công công trình. Với phương châm thực hiện xây dựng NTM là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, toàn diện và lâu dài, trong đó, vai trò của cấp ủy thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, bám sát cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh và lập quy hoạch NTM. 

Khi quy hoạch được lập xong, cấp ủy, chính quyền kêu gọi huy động mọi nguồn lực trong dân, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, ngành, doanh nghiệp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp- thương mại và du lịch. Do đó, khi chủ trương và phương châm hành động được xác định, cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thành lập Ban Quản lý xã, Ban Phát triển các thôn về xây dựng NTM với đầy đủ các ban, ngành, đoàn thể chính trị- xã hội tham gia. 

Đồng thời, rà soát đánh giá đúng thực trạng về kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh để ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng xã điểm NTM. Theo đó, cấp ủy, chính quyền căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội của xã để phân công mỗi cơ quan, đoàn thể từng phần việc cụ thể, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để có sự chỉ đạo sát đúng, kịp thời. 

Đối với Hội Nông dân thực hiện phần việc liên quan đến phát triển giao thông; Hội Phụ nữ đảm nhận công tác môi trường và kế hoạch hóa gia đình; Hội Cựu chiến binh với công tác tạo cảnh quan môi trường; Đoàn thanh niên Cộng sản HCM với định hướng phát triển và tạo việc làm cho đoàn viên thanh niên; Hội Người cao tuổi với phương châm sống khỏe, sống lâu, sống có ích và vận động con cháu tích cực xây dựng quê hương, đất nước. Theo đó, mỗi cán bộ của các hội, đoàn thể về tận từng hộ hội viên của mình để tuyên truyền, vận động mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM theo kiểu mưa dầm thấm lâu. 

Ông Ngô Xuân Thiển, xóm Cây Sanh, thôn Như Lệ cho biết, ông có mảnh đất với diện tích khoảng 200 m2 có giá khoảng 50 triệu đồng. Sau nhiều lần dự định bán lấy tiền để làm một số việc trong gia đình nhưng chưa thực hiện thì vào lúc này, các hội đoàn thể và thôn về tuyên truyền, vận động ông hiến mảnh đất này để làm đường. Lúc đầu cũng thấy phân vân nhưng nghĩ mình là hội viên cựu chiến binh và hội viên nông dân nên sau khi bàn bạc với các thành viên trong gia đình, ông tự nguyện hiến để làm đường. Còn nhiều người dân trong xã đều có chung một nhận xét, từ trước đến nay, xã tổ chức rất nhiều cuộc vận động nhưng có lẽ đây là cuộc vận động đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ sau một thời gian ngắn phát động, người dân khắp các khu dân cư hưởng ứng mạnh mẽ vì họ thực sự thấy được lợi ích từ chương trình mục tiêu quốc gia này mà nguồn lực đầu tư chủ yếu bằng chính nội lực của mỗi gia đình. Do đó, khi chương trình được khởi động, không lâu sau đã có rất nhiều hộ, trong đó có khoảng 30 hộ tự nguyện hiến đất trên 200 m2/hộ, nâng tổng diện tích đất toàn xã hiến trên 7.000 m2, 3.100 cây cổ thụ, đóng góp gần 1.000 ngày công, có hộ còn tháo dỡ một phần diện tích nhà đang ở để làm đường. 

Cùng với việc tuyên truyền, vận động người dân đóng góp ngày công, vật lực cho xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền thường xuyên theo dõi, phát hiện điển hình tiên tiến để kịp thời ghi nhận, tôn vinh việc làm đầy ý nghĩa này. Theo ông Phạm Cường, Chủ tịch UBND xã, công tác lãnh đạo không phải chỉ ban hành chủ trương, chỉ thị, nghị quyết mà còn kiểm tra, giám sát, phát hiện nhân tố tích cực, vận động, tuyên truyền những cá nhân chưa đồng thuận, đặc biệt các chủ trương, chính sách ấy phải được công khai minh bạch. Và để có một chủ trương, chính sách đúng phải xuất phát từ lòng dân, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Xuất phát những việc đã làm, sự đồng lòng hiệp sức của nhân dân, sự quan tâm của các cấp, ngành, doanh nghiệp, sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hải Lệ phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. 
                                                        NGUYỄN VINH
Nguồn baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay81,671
  • Tháng hiện tại786,784
  • Tổng lượt truy cập90,850,177
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây