Học tập đạo đức HCM

Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp

Chủ nhật - 15/11/2015 07:23
Tiền thực hành chi cho một học viên chỉ 6.000 đồng/buổi học, nên không ít lớp học nghề cho lao động nông thôn phải học… chay.

 

 

Nguyễn Phương Thùy (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong nhiều nông dân mất đất may mắn được tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho lao động nông thôn bị mất đất do xã phối hợp Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo giảng dạy. Về cơ bản, sau 3 tháng học chị Thùy đã nắm hết kỹ thuật chế biến món ăn, an toàn trong lao động, kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm… Nhưng do kinh phí eo hẹp nên chị và các học viên khác rất ít được thực hành. 

Thầy Đặng Danh Trung – giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho biết, đây là khó khăn chung của nhiều đơn vị khi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Theo thầy Trung, mỗi học viên chỉ được cấp khoảng 650.000 đồng để thực hành cho 1 khóa học 3 tháng. Trong đó, số giờ thực hành chiếm 2/3 thời lượng. Do kinh phí ít nên tiền thực hành cho 1 học viên chỉ được chưa đầy 6.000 đồng/buổi.

Thừa nhận định mức kinh phí cho hoạt động dạy nghề còn thấp, ông Nguyễn Duy Hưng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho rằng: “Giữa thời buổi “bão giá” mà định mức dạy nghề ở một thành phố lớn như Hà Nội đã ban hành 4-5 năm nay vẫn không hề thay đổi. Cứ như vậy, về lâu dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động đào tạo, ảnh hưởng chất lượng dạy nghề”.

Trường Cao đẳng Nghề hiện dạy 3 nghề chính là: Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật pha chế đồ uống và Kỹ thuật hàn. Định mức phân bổ kinh phí cho cả 3 ngành này đều không còn phù hợp với thực tế. Trước khó khăn đó, thầy Trung cho biết, các lớp học đã tự xoay xở, lấy tiền ở tiết thực hành nguyên liệu rẻ, bù cho hôm thực hành nguyên liệu đắt. “Thậm chí, chúng tôi còn phải kêu gọi “xã hội hóa” từ chính học viên. Tức là học viên tự đóng thêm quỹ lớp, khi cần thực hành món đắt tiền thì bỏ thêm ra mua nguyên vật liệu, sau đó dùng sản phẩm liên hoan luôn” – thầy Trung nói thêm.

Minh Nguyệt

 Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay65,842
  • Tháng hiện tại363,507
  • Tổng lượt truy cập97,591,688
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây