Thành quả nhìn từ 2 góc độ
Về mặt cầu, mức tiêu dùng cuối cùng của cư dân tiếp tục được cải thiện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp tục cao trong khó khăn, đạt hơn 3,5 triệu tỷ, tăng 10,2% so với cùng kỳ, cả về bán lẻ, lưu trú và lữ hành đều tăng trên 10%.
Đầu tư được tăng cường. Ở trong nước, số doanh nghiệp thành lập vượt 110 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký mới tăng 48% được coi là một kết quả quan trọng của việc Chính phủ đưa ra các quyết sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (Nghị quyết 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP). Các doanh nghiệp FDI thực hiện đầu tư 15,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Xuất nhập khẩu cũng tăng khá, có xuất siêu.
Về mặt cung, dù bị thiên tai nặng nề suốt năm, nông nghiệp cả năm tăng khoảng 1,44% (giá trị gia tăng tăng 1,2%), trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn 2%, ngành trồng trọt có sự chuyển dịch tích cực, đang theo hướng đi vào chất lượng. Xuất khẩu hoa quả tăng vững chắc nhờ tăng chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế và nay đã đạt 2,4 tỷ USD, vượt giá trị xuất khẩu gạo, đưa ra các tín hiệu tích cực về tái cơ cấu nông nghiệp.
Sản xuất công nghiệp có chuyển biến, một số ngành có tốc độ tăng khá cao. Tính chung chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng trên 7%, tuy thấp hơn kế hoạch, nhưng IIP của công nghiệp chế biến chế tác tăng 11%. Một số sản phẩm đạt tốc độ tăng khá (như sản xuất TV tăng gần 70%, ôtô và thép đều tăng hơn 20%, xi măng tăng trên 14%, ngành điện tăng hơn 11%), trong khi ngành khai khoáng giảm đúng hướng, riêng dầu thô giảm khoảng 10%...
Các ngành dịch vụ nói chung tăng trưởng khá. Sử dụng lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tăng mạnh trên 4%, phản ánh chuyển dịch cơ cấu đúng hướng.
Giao lưu hàng hóa tăng mạnh nên lưu chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách tăng khá. Lưu chuyển hàng tăng trên 10%, phản ánh hoạt động kinh tế sôi động, nhất là vận tải hàng hóa trong nước tăng 11%. Vận tải đường hàng không tăng đột biến, đạt trên 22%.
Cả nội thương và ngoại thương đều phát triển đa dạng trong điều kiện khó khăn. Nội thương phát triển khá.
Ngành du lịch thành công lớn, du khách quốc tế tăng 25%, đường không tăng trên 30%, du khách trong nước tăng mạnh, với các loại hình nghỉ dưỡng đa dạng.
Ngành tài chính có nỗ lực trong việc thu chi ngân sách đạt kế hoạch. Ngành ngân hàng bảo đảm tín dụng tăng khá trong nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp tư nhân. Nợ xấu đã được xử lý một bước bằng các nghiệp vụ ngân hàng, dù tỷ lệ nợ xấu vẫn cao.
Tính chung chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng trên 7%, tuy thấp hơn kế hoạch, nhưng IIP của công nghiệp chế biến chế tác tăng 11% (ảnh minh họa). |
Sự điều hành năng động, sáng tạo của Chính phủ
Điểm nổi bật của năm 2016 là sự điều hành năng động, hiệu quả của Chính phủ ngay sau khi kiện toàn và thành lập mới. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện quyết tâm tạo ra chuyển biến ngay từ những ngày đầu, từ đổi mới thể chế, hành động quyết liệt, nói đi đôi với làm để xử lý thỏa đáng các diễn biến phức tạp của tình hình năm 2016.
Nhờ đi thẳng vào trung tâm của nhiều "điểm nóng" sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã vừa góp phần chỉ đạo nhanh và tháo gỡ nhiều khó khăn xuất hiện.
Theo phương hướng xây dựng Chính phủ phục vụ, liêm chính và kiến tạo, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian thích đáng để hoàn thiện các dự thảo Luật trình Quốc hội, kiên quyết xử lý nhanh các "điểm nóng" gây ách tắc sản xuất kinh doanh. Kiên quyết không chấp nhận các dự án "non" nhờ đi sâu vào cải thiện chất lượng làm luật.
Từ đó tập trung tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân, khuyến khích "khởi nghiệp", sáng tạo KHCN, ứng dụng công nghệ cao, tạo nên những chuyển biến tích cực trong kinh tế và xã hội đáng ghi nhận, nhất là sự chỉ đạo toàn diện, đồng thời chuyển trọng tâm vào 3 lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và du lịch để tạo nên hiệu quả cao trong cơ cấu lại nền kinh tế.
Những vấn đề bức xúc về kinh tế-xã hội, những khó khăn của doanh nghiệp đã từng bước được tháo gỡ; những vấn đề mới, phức tạp phát sinh được xử lý kịp thời. Các bộ, ngành Trung ương đã tập trung xây dựng thể chế, quản lý điều hành bằng luật pháp, cơ chế chính sách, công cụ kinh tế; hạn chế tối đa sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào các hoạt động kinh tế. Kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường.
Nhờ vậy, năm 2016. kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,21%; chính trị, xã hội ổn định; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện…
Về mặt cầu, mức tiêu dùng cuối cùng của cư dân tiếp tục được cải thiện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp tục cao trong khó khăn, đạt hơn 3,5 triệu tỷ, tăng 10,2% so với cùng kỳ, cả về bán lẻ, lưu trú và lữ hành đều tăng trên 10% (Ảnh minh họa). |
Khó khăn đa dạng và nhiều chiều đòi hỏi nỗ lực hơn nữa
Trong thời gian tới, hội nhập và sự tiến bộ KHCN đang làm cho các nhân tố cạnh tranh thêm gay gắt. Bên cạnh điểm nghẽn về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng thì thể chế đang là rào cản lớn cho phát triển.
Chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đang bị thực hiện chậm so với kế hoạch, tăng trưởng theo chiều sâu nhưng còn gặp không ít khó khăn.
Trong điều kiện thế giới thay đổi nhanh chóng, không còn cách nào khác là củng cố và tăng cường nội lực.
Đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tinh thần đổi mới, thể hiện được vai trò kiến tạo của Chính phủ, sự quyết tâm xây dựng hệ thống hành chính Nhà nước liêm chính, hành động quyết liệt; xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và tinh thần tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững sẽ được triển khai, cụ thể hóa, đi vào cuộc sống ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2017, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng rằng hình ảnh Chính phủ liêm chính, minh bạch, kiến tạo, hành động quyết liệt… sẽ ngày càng hiện hữu rõ nét hơn, tiếp tục đưa đất nước vững bước tiến lên trên con đường đổi mới và hội nhập thành công, tiến cùng thời đại.
GS.TSKH Nguyễn Quang Thái
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam
kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
http://baochinhphu.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã