Thời gian qua, phần lớn nông dân ở tỉnh Lâm Đồng đã liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 68 chuỗi liên kết đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm.
Theo thống kê, đã có 8% sản lượng rau, 2% sản lượng hoa, 10% cà phê, 17% chè, 97% sữa tươi và 31% thịt lợn hơi được tiêu thụ qua hợp đồng. Các sản phẩm như rau, củ quả tươi tiêu thụ tại các thị trường cao cấp có giá trị sản phẩm cao hơn từ 20-25%.
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã quy hoạch 7 khu nông nghiệp CNC ở Ấp Lát, Đạ Đeum, Đạ Nhim, huyện Lạc Dương gần (820ha); R’Lơm - Tu Tra, huyện Đơn Dương (400ha); Gia Lâm, huyện Lâm Hà (100ha); Phú Hội, Phú An, huyện Đức Trọng (400ha)... và 19 vùng trồng trọt, chăn nuôi CNC với gần 4.000ha, khoảng 32.000 con bò sữa.
Thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp CNC gắn với chuỗi giá trị, năng suất và giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 8-10%, góp phần đưa giá trị sản xuất bình quân toàn tỉnh đạt 158 triệu đồng/ha/năm - cao nhất so với cả nước. Đây là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nói chung và chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng của tỉnh Lâm Đồng.
Hầu Tỷ/http://congthuong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới