Học tập đạo đức HCM

Làm giàu ở nông thôn: Nuôi loài cá dữ dằn bán 100 ngàn/kg

Thứ tư - 12/09/2018 20:44
Nhiều thanh niên, trong đó có 9X Võ Trọng Hữu, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong của “đất lửa” Quảng Trị nuôi cá vược trong lồng cho thu nhập khá cao. Cá vược là loài khá dữ dằn, hay tấn công ăn thịt các loại cá khác, thậm chí tấn công người nếu không cẩn thận trong quá trình chăm sóc.

Những ngày đầu tháng 9, gia đình anh Võ Trọng Hữu (25 tuổi, trú thôn An Lợi, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) thu hoạch cá vược-loài cá dữ dằn nuôi trong lồng đem bán.

Anh Hữu cho biết, học xong cấp hai thì rời quê theo cha mẹ vào TP.Đà Nẵng mưu sinh bằng nhiều nghề. Tuy nhiên, cuộc sống làm thuê ở chốn thị thành quá khó khăn nên năm 2016 gia đình anh Hữu trở về quê hương.

 lam giau o nong thon: nuoi loai ca du dan ban 100 ngan/kg hinh anh 1

Nuôi cá vược cho anh Võ Trọng Hữu và nhiều thanh niên ở "đất lửa" Quảng Trị có thu nhập khá cao. Ảnh: Ngọc Vũ

Trước ngôi nhà cấp 4 của anh Hữu là con sông An Lợi quanh năm nước lợ, nhiều chổ sâu trên 3m. Nhận thấy địa thế mặt nước đẹp có thể nuôi cá vược trong lồng, anh Hữu quyết định lập nghiệp từ loài cá dữ dằn này.

Tháng 2.2018, thông qua kênh uỷ thác của Huyện đoàn Triệu Phong, anh Hữu được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong cho vay 50 triệu đồng, lãi suất ưu đãi để lập nghiệp.

Có vốn, anh Hữu sắm lồng bè, mua cá vược giống thả nuôi 1.500 con (cá giống 70 con/kg) trong diện tích 30m2 mặt nước.

Sau 6 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 1kg/con, bán với giá từ 90.000 đồng – 100.000 đồng/kg. Nhẩm tính, sau khi trừ chi phí, anh Hữu có lãi khoảng 30 triệu đồng.

Để tăng lợi nhuận trên cùng diện tích nuôi, anh Hữu thả xen cá nâu với cá vược. Theo anh Hữu, cá nâu có giá trị cao nhưng không cần phải cho ăn vì loài cá này ăn thức ăn thừa của cá vược và rong rêu, tảo… tự nhiên.

 lam giau o nong thon: nuoi loai ca du dan ban 100 ngan/kg hinh anh 2

Anh Võ Trọng Hữu (trái) chia sẻ quá trình nuôi cá vược với anh Nguyễn Trịnh Điển - Bí thư huyện đoàn Triệu Phong (bên phải, ở trước). Ảnh: Ngọc Vũ

Cùng nuôi cá vược trong lồng bè bằng vốn vay tín dụng Ngân hàng CSXH qua huyện Đoàn Triệu Phong, anh Văn Ngọc Lộc và Văn Ngọc An (trú thôn An Lợi, Triệu Phước) phấn khởi cho biết, dù mới nuôi vụ cá đầu tiên nhưng đã có lãi khoảng 30 triệu đồng/lồng/1.500 con.

“Vụ đầu tiên chúng tôi mong chỉ hòa vốn để học hỏi kinh nghiệm nhưng thật tuyệt là lại có lãi. Đây là thắng lợi bước đầu có tính động viên để chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô nuôi cá vược” – anh Văn Ngọc Lộc nói.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá vược, anh Võ Trọng Hữu cho biết, cá vược nhạy cảm với môi trường và thức ăn, vì vậy muốn cá sinh trưởng và phát triển tốt cần đảm bảo thức ăn đều đặn và nguồn nước sạch sẽ, không ô nhiễm. Về nguồn thức ăn, anh Hữu mua cá nhỏ tại cảng Cửa Việt cho cá vược ăn để giảm bớt chi phí.

“Loài cá này dữ dằn mà khôn ăn đáo để. Thức ăn chỉ có chút mùi ươn thiu là cá vược không bao giờ ăn. Đặc biệt, nuôi cá vược không sử dụng thức ăn công nghiệp, vì vậy đây là loài cá sạch, đảm bảo chất lượng thơm ngon...” – anh Hữu nói.

 lam giau o nong thon: nuoi loai ca du dan ban 100 ngan/kg hinh anh 3

Lồng nuôi cá vược được kết cấu bằng khung sắt, lưới, phao nổi. Ảnh: Ngọc Vũ

Anh Văn Ngọc An cho hay, cá vược là loài khá dữ dằn bởi nó thường tấn công các loại cá khác. Vì vậy, người nuôi muốn thả xen cá nâu để tăng thu nhập thì phải thả lúc cá vược còn nhỏ. Khi cá nâu đủ lớn thì khá vược không thể tấn công cá nâu bởi cá vược bơi chậm hơn.

Theo chia sẻ của anh An, nếu chạm tay, chân xuống mặt nước, cá vược tưởng nhầm là thức ăn và sẽ tấn công có thể gây bị thương. Bởi vậy, người nuôi cá vược phải cận thận.

Anh Nguyễn Trịnh Điển – Bí thư huyện đoàn Triệu Phong cho hay, hiện nay trên địa bàn xã Triệu Phước có khá nhiều hộ dân tham gia nuôi cá vược trong lồng bè (riêng thanh niên nuôi 6 lồng), bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao. Thời gian tới, huyện đoàn sẽ tham mưu chính quyền quy hoạch vùng nuôi cá vược trong lồng bè, khuyến khích các hộ nuôi liên kết để có đầu ra ổn định, từng bước khẳng định thương hiệu “cá vược Triệu Phước”.
Theo: Ngọc Vũ/danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm315
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại723,568
  • Tổng lượt truy cập90,786,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây