Học tập đạo đức HCM

Làm việc tại tỉnh Quảng Bình với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ: Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: 'Cần tuyên truyền chính xác về thủy sản an toàn tại 4 tỉnh miền Trung'

Thứ năm - 15/12/2016 03:28
Trong hai ngày 15 -16/12, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Tài nguyên - Môi trường, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã đi kiểm tra và làm việc về tiêu thụ, tiêu hủy hải sản do sự cố Formosa ở hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Nhiệm vụ của đoàn công tác là kiểm tra thực tế việc tiêu thụ và tiêu hủy hải sản bị nhiễm độc từ sự cố Formosa; Lắng nghe những đề xuất của địa phương, ngư dân, các đại lý thu mua hải sản và những cơ quan liên quan…, sau đó sẽ tập hợp, báo cáo lên Chính phủ để có những chính sách đền bù, tiêu thụ xác đáng, phù hợp…

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, thời điểm hiện nay, vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí là rất quan trọng. Phải công bố công khai trên các phương tiện là biển đã sạch, hải sản nhiễm độc đã được tiêu hủy hết, hải sản còn lại là an toàn. Truyền thông bằng mọi cách để người dân tin, hải sản tiêu thụ được.

Đề xuất với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ,  ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - cho biết, toàn tỉnh đã triển khai tiêu hủy toàn bộ số cá bị nhiễm độc là hơn 504 tấn. Số hải sản còn tồn kho chờ tiêu thụ là 2.700 tấn. Địa phương đề nghị Chính phủ có mức giá đền bù tiêu hủy hợp lý để ngư dân và các hộ kinh doanh hải sản an tâm tiếp tục ra khơi đánh bắt và thu mua cho ngư dân. Đồng thời hỗ trợ ngư dân tiêu thụ hải sản tồn kho, không để kéo dài.

Các thành viên đoàn công tác đã lắng nghe những đề xuất của địa phương, ngư dân, các đại lý thu mua hải sản và những cơ quan liên quan

Báo cáo với Tổ công tác, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, mối quan tâm nhất của ngư dân, các doanh nghiệp (DN) thu mua hải sản 4 tỉnh miền Trung hiện nay là giá bồi thường tiêu hủy và tiêu thụ hải sản. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tiêu thụ, tiêu hủy các lô hàng hải sản thu mua, tạm trữ, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương và DN xác định thiệt hại và tiêu thụ hải sản tồn kho đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngư dân với sản phẩm hải sản an toàn

Theo đó, về vấn đề tiêu thụ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, các đầu mối phân phối như hệ thống Siêu thị Big C, Coopmart, Lotte, Tổng công ty Aeon,… hỗ trợ tiêu thụ hải sản an toàn đã được xác nhận của ngành y tế 4 tỉnh miền Trung (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh). Nhiều địa phương cũng đã vào cuộc rất tích cực trong việc tiêu thụ hải sản an toàn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên, Quảng Nam…. Nhờ những biện pháp tích cực này, từ tháng 4 đến tháng 6,  số hải sản đánh bắt của ngư dân đã được các DN thu mua, tạm trữ lên tới gần 17.100 tấn. Đến thời điểm 30/8, khi công bố nước biển an toàn thì hải sản của ngư dân đánh bắt về đã tiêu thụ bình thường trở lại. Tuy nhiên, giá cả có thấp hơn trước do tâm lý người tiêu dùng.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, đối với hải sản và hải sản khô phải tiêu hủy, sẽ tính bồi thường 100% trị giá. Tại Công văn số 12039/BCT-TTTN ngày 14/12/2016 gửi 4 tỉnh miền Trung, Bộ Công Thương đã hướng dẫn, xác định giá để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ. Như vậy, giá bồi thường tiêu hủy căn cứ vào giá thu mua hải sản bình quân tháng 10/2016 trên địa bàn. Đồng thời, số lượng hải sản bồi thường, hỗ trợ là lượng hải sản tồn kho đã được thống kê, phân loại. Còn đối với hải sản an toàn, còn hạn sử dụng đề nghị hỗ trợ 30% giá, các chủ cơ sở thu mua tạm trữ chủ động tiêu thụ.

Bãi tiêu hủy cá nhiễm độc ở xã Lộc Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người người tiêu dùng trên cả nước về thủy sản an toàn tại 4 tỉnh miền Trung. Chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin chính xác, có cơ sở, có kiểm chứng khoa học về thủy sản an toàn để người dân tin tưởng, yên tâm tiêu dùng như trước khi sự cố xảy ra. Đặc biệt, đối với hải sản không an toàn phải tiêu hủy, cần tuyên truyền phổ biến công khai, rộng rãi và liên tục.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay32,961
  • Tháng hiện tại978,025
  • Tổng lượt truy cập91,041,418
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây