Học tập đạo đức HCM

Làng Plei Lao tiễn biệt những ngày buồn

Thứ tư - 23/03/2016 22:35
Đầu những năm 2000, làng Plei Lao ( thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, Gia Lai ) luôn được nhắc đến như là một “điển hình” phức tạp về an ninh chính trị, thì bây giờ ngôi làng này lại được nói đến như tiêu biểu về ý chí làm ăn. Điều tưởng như nghịch lý này có lẽ chỉ người Plei Lao mới cắt nghĩa được…
Vượt qua sóng cả…
Tháng 5.2001, tôi có mặt ở Plei Lao khi vụ gây rối xảy ra ở ngôi làng này cách đó chưa lâu. Làng gồm 190 hộ thì đã có hơn 100 hộ có người tham gia vượt biên trái phép; 70 người bị chính quyền xử lý vì hành vi gây rối. Trưởng thôn trốn vào rừng; hệ thống cán bộ thôn tê liệt.
Nhìn con đường lầm bụi đỏ cắt qua làng sùm sụp những mái tôn gỉ sét im lìm, thoảng hoặc lắm mới có người đi ra đường, mắt lấm lét trước sau rồi nhốt mình sau những cánh cửa đóng chặt; vườn tược hoang tàn, lơ thơ vài cụm cà phê héo rũ, đến nỗi “một con gà con đứng đầu làng, cuối làng cũng trông thấy rõ”... Hình ảnh ví von đầy ấn tượng của chính người Plei Lao ấy khiến ai cũng nghĩ ngôi làng này thật khó mà trở về cái “thiên lương” vốn có ngày xưa.
 
Dân làng Plei Lao thu hoạch hồ tiêu.  Ảnh: N.T
“Bây giờ Plei Lao đã có khoảng 20ha hồ tiêu. Kể hết chuyện vượt khó của làng này thì dài lắm nhưng chẳng có cái khó nào lại không vượt được khi lẽ đời đã sáng trong đầu” .
Rơ Mah Kra - trưởng thôn Plei Lao tự tin bảo với tôi vậy
Vậy mà ai ngờ, chỉ năm sau đó Plei Lao đã bắt đầu “lột xác”. Bí thư Chi bộ Nguyễn Thành Đồng kể, Đầu tiên, dân làng tự góp tiền kéo điện về để khôi phục sản xuất. Đến năm 2004, trong khi một số “điểm nóng” rục rịch việc vượt biên trái phép thì ở làng tuyệt nhiên không ai nói đến chuyện đó.
Từ số hộ nghèo chiếm hơn một nửa, nay làng chỉ còn 10 hộ (hầu hết do thiếu đất sản xuất, bệnh tật bất khả kháng); 70% hộ ở Plei Lao đã có phương tiện máy móc phục vụ sản xuất. Hộ thu nhập cao của làng đã vươn tới con số 400 - 500 triệu đồng/năm…
Và điều tưởng như nghịch lý, những người từng tham gia vượt biên gây rối trước kia, giờ lại là những người giàu ý làm ăn nhất. Chẳng hạn như Siu Bun, từng vượt biên trái phép sang Campuchia 2 năm. Gây dựng lại gia cảnh từ suy sụp, giờ gia đình Bun đã có 2.000 trụ tiêu, 1ha cà phê, không kể đất rẫy, mỗi năm thu nhập hơn 400 triệu đồng…
Có làm mới có ăn
Sau giấc mộng vượt biên để tìm cuộc sống sung sướng nơi xứ người nhưng hầu hết bị trả về, rồi một số người đi trót lọt viết thư kể cuộc sống khó khăn, tiền gửi cho gia đình không như kỳ vọng, người ta chợt ngộ  ra “trên đời chẳng ai cho không ai cái gì”. Được lãnh đạo, chính quyền địa phương động viên, giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình khó khăn, ai cũng hiểu “có làm mới có ăn”. Mưu sinh trên đất này xưa nay vốn đã không dễ. Song cảm phục nhất ở người Plei Lao vẫn là ý chí chinh phục cây hồ tiêu.
Cho đến bây giờ dù nhiều nơi điều kiện thuận lợi nhưng vẫn chưa trồng nổi hồ tiêu thì ở Plei Lao, những rừng trụ xi măng trồng tiêu vẫn cứ rùng rùng mọc lên. Không ít người và không ít lần nếm trải thất bại nhưng không ai nản… Riêng việc để có nước tưới, một cái giếng phải đào mất 70 – 80 triệu đồng, nếu gặp đá thì phải cả trăm triệu đồng…
Đến Plei Lao không ít người đã phải “choáng” vì những giếng tưới mà đá đào lên đủ xây cả căn nhà. “Bây giờ Plei Lao đã có khoảng 20ha hồ tiêu. Kể hết chuyện vượt khó của làng này thì dài lắm nhưng chẳng có cái khó nào lại không vượt được khi lẽ đời đã sáng trong đầu” – Rơ Mah Kra - trưởng thôn Plei Lao tự tin bảo với tôi vậy.
 Bằng ý chí tự thân, Plei Lao đã thực sự “tiễn biệt những ngày buồn”… 
 Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay46,867
  • Tháng hiện tại751,980
  • Tổng lượt truy cập90,815,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây