Học tập đạo đức HCM

Lạng Sơn đẩy mạnh xu hướng cơ giới hóa trong nông nghiệp

Thứ ba - 06/06/2017 23:24
Nhờ mạnh dạn đầu tư mua các loại máy móc, nên tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh chiếm hơn 70%; khâu thu hoạch chiếm hơn 40% tổng diện tích gieo trồng..., nhờ đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng nông thôn mới...

Nằm gần sát dưới chân núi Mẫu Sơn, nơi có khu du lịch nổi tiếng của tỉnh, thôn Khòn Quắc I, Đồng Bục, (Lộc Bình), nơi có những cánh đồng tương đối bằng phẳng, thích hợp để phát triển sản suất nông, lâm nghiệp. Anh Hứa văn Sĩ, ở thôn Khòn Quắc I, hồ khởi nói: “Nhà mình đã mua được máy cày tay, trước chưa có máy cày vất vả lắm, vụ sản xuất năm nào cũng muộn vì ít nhân lực, các con còn nhỏ lại đang tuổi ăn học... Đã thế, ngày nào gia đình cũng phải có người chăn trâu, khi vào mùa đông lại lo sợ trâu bị chết rét, vì không có cỏ để ăn. Có hộ gia đình trong thôn chết cả đàn trâu, bò do thời tiết quá lạnh bất thường”.

Nhưng từ ngày có máy cày, mọi công việc đồng áng đều trôi chảy, giảm bớt được rất nhiều công sức, nhất là công cày bừa và còn chủ động gieo cấy nhiều loại cây trồng khác như: khoai tây, dưa hấu, củ đậu, ớt...tăng thu nhập cho gia đình. Thấy được hiệu quả, tiện ích việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất, đến nay toàn thôn Khòn Quắc I, có 33 ha ruộng, với 63 hộ dân, nay hầu hết các hộ đều có máy cày tay, có máy tuốt lúa gắn động cơ...

Chủ tịch UBND xã Đồng Bục, Vi Văn Quốc, cho biết: Hầu hết các hộ dân trong xã đều được sử dụng điện lưới, có đến 90% số hộ nông dân mua được các loại máy cày, máy bơm, máy xay xát... Đời sống của bà con ngày càng nâng cao. Các đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, nên rất thuận lợi cho bà con vận chuyển hàng hoá nông sản bằng xe cơ giới...

Đến với huyện Lộc Bình vào những ngày mùa, nhìn trên những cánh đồng lúa đã có sự thay đổi rõ rệt, hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau đã ít gặp, mà thay vào đó là những chiếc máy cày tay, guồng máy tuốt lúa bằng động cơ... Anh Vi Văn Hùng ở xã Bằng Khánh, (Lộc Bình) phấn khởi cho biết, gia đình đã mua máy cày tay để làm đất, trung bình một chiếc máy cày tay có thể vừa cày, vừa bừa được gần một mẫu ruộng/ ngày. Ngoài ra, gia đình còn sử dụng máy tuốt gắn động cơ để thu hoạch và vận chuyển lúa bằng moóc kéo.

Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Bình, Hoàng Hùng Cường, khẳng định: Phong trào cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện đang phát triển nhanh, mạnh mẽ. Có được thành công trong phong trào này là nhờ sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, cùng với chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh về việc đầu tư, mua sắm các loại máy nông cụ cho người nông dân. Qua đó làm thay đổi nhận thức của bà con, góp phần giải phóng sức lao động, giúp người dân tự chủ động trong mùa vụ và hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao và bền vững.

Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành hai quyết định hỗ trợ lãi suất vốn vay tín dụng, cho các hộ nông dân mua máy cày; máy bơm nước và máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch. Nhờ đó, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn vay vốn, hoặc tự đầu tư kinh phí mua sắm cho mình các loại máy cơ giới phù hợp như: máy cày, bừa loại nhỏ, máy bơm nước, máy xát, nghiền...đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.

Phó giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hoàng Quang Chinh cho biết thêm, chỉ tính riêng việc cơ giới hóa nông nghiệp trong khâu làm đất và thu hoạch đã giúp người dân tiết kiệm được sức lao động, giảm chi phí sản xuất do thời gian làm đất nhanh, thu hoạch gọn, đáp ứng yêu cầu thời vụ và thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng đã hình thành các điểm dịch vụ cơ khí làm thuê, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy, góp phần giảm cơ cấu lao động trồng trọt, tăng cơ cấu lao động dịch vụ nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại các địa phương.

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn, hiện toàn tỉnh có hơn 20 loại máy nông nghiệp, trong đó, máy cày, máy kéo có hơn 25 nghìn chiếc; máy xay xát có gần 13 nghìn chiếc; máy bơm nước hơn 14 nghìn chiếc…

Theo HÙNG TRÁNG/nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập554
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm535
  • Hôm nay69,673
  • Tháng hiện tại774,786
  • Tổng lượt truy cập90,838,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây