Vườn hoa hồng trồng trong nhà kính của gia đình Păng Tin Sing nằm dưới chân núi Lang Biang thơ mộng. Đến thăm vườn hoa, ngắm cơ ngơi mà vợ chồng anh có được, ít ai ngờ cách đây 2 năm, gia đình Sing từng là hộ nghèo.
Làm giàu dưới chân núi Lang Biang
Nhờ được vay vốn ưu đãi, anh Păng Tin Sing trở nên giàu có từ mô hình trồng hoa hồng. Ảnh: Duy Hậu
Là hộ nghèo lại thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), năm 2013, vợ chồng anh Păng Tin Sing được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lạc Dương cho vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi. Anh Sing kể: “Hồi đó mình có 3 sào cà phê đã già cỗi. Được ngân hàng cho vay vốn, mình chặt bỏ hết cà phê rồi mua giống hoa hồng về trồng. Không ngờ, trồng hoa hồng có tiền hơn hẳn trồng cà phê…”.
Hoa hồng không chỉ giúp gia đình anh Sing vượt qua cảnh nghèo mà còn có tiền tích lũy. Với số tiền tích lũy được, năm 2012, anh Sing đầu tư làm nhà kính để trồng hoa hồng công nghệ cao. Sau 3 năm mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, hiện gia đình anh đã có gần 1ha nhà kính để trồng hoa hồng. Nhờ được hỗ trợ để liên kết sản xuất với doanh nghiệp, hoa hồng của gia đình anh Sing được mua với giá cao; mỗi sào hoa hồng lãi hơn 100 triệu đồng/năm. Trừ chi phí, gần 1ha hoa hồng mỗi năm cho anh Sing lãi ròng gần 500 triệu đồng… Anh Păng Tin Sing phấn khỏi nói: “Ngân hàng CSXH là người bạn làm mình ưng cái bụng lắm...”.
Chia tay với cái nghèo
"Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã giải ngân cho 95 hộ đồng bào DTTS vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ là 544 triệu đồng. Nguồn vốn được bà con sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của đồng bào nơi đây...”. |
Trên địa bàn huyện Lạc Dương, không ít hộ đồng bào DTTS nhờ được tư vấn cách làm ăn, được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã thoát nghèo, có đời sống khấm khá.
Chị Lơ Mu Mi Sa, thị trấn Lạc Dương tâm sự: “Trước đây do sản xuất theo phong tục tập quán truyền thống nên 1ha cà phê của nhà mình cho thu nhập rất thấp, không đủ trang trải chi tiêu, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Hội ND thị trấn đã tư vấn, hướng dẫn vợ chồng mình về kỹ thuật trồng, tái canh cây cà phê. Rồi thông qua tổ vay vốn của Hội, Ngân hàng CSXH cho vay 30 triệu đồng. Mình dùng số vốn này mua cây giống và phân bón. Cà phê tái canh cho năng suất cao, sau khi cho thu hái đã cho lãi 100 triệu đồng/năm…”. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến nay gia đình chị Lơ Mu Mi Sa đã thoát nghèo, nuôi 2 con học đại học…
Lạc Dương là 1 trong 62 huyện nghèo cả nước. Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo là hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện xuống còn 6,75% như hiện nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã