Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 21% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là chưa tính những lao động trong các lĩnh vực khác. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, nên nhiều lao động ở nông thôn không có việc làm.
Nghề sửa chữa ô tô đang được nhiều học viên trẻ chọn học. |
Học xong phải có việc
Để giải quyết tình trạng này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 150/UBND về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, đến năm 2015 sẽ có khoảng 215.000 lao động được đào tạo nghề, trong đó 205.000 người được đào tạo trình độ sơ cấp nghề và khoảng 10.000 người được hưởng những chính sách ưu đãi, khoảng 70% có việc làm sau khi học nghề.
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, sở sẽ tổ chức dạy cho người lao động những nghề: Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chế biến nông - lâm - thủy sản… và các nghề phi nông nghiệp như công nghệ sản xuất và chế biến, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch, nấu ăn…
Để thực hiện, thành phố sẽ phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đồng thời hỗ trợ thiết bị, máy móc cho các trung tâm thuộc các huyện với kinh phí 3 tỷ đồng/trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Bên cạnh đó, thành phố sẽ kết hợp với các chương trình đào tạo nghề theo Quyết định 1956, phối hợp với các tổ chức Hội ND, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… mở rộng phạm vi, đối tượng dạy nghề.
Ông Hùng cho hay, đối với lao động học trình độ sơ cấp dưới 3 tháng được hỗ trợ kinh phí tối đa 3 triệu đồng/người/khóa, ngoài ra họ còn được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngày, 200.000 đồng tiền đi lại/khóa. Theo dự toán, kinh phí hỗ trợ dạy nghề của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 là 970 tỷ đồng.
Hướng vào sàn việc làm
Tuy nhiên, việc dạy nghề ở Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn. Ông Phùng Quốc Tuệ - Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Quốc Oai cho hay, năm 2011, phòng đã mở 6 lớp với 210 lao động, gồm 2 lớp may công nghiệp, 2 lớp nấu ăn và 2 lớp mây tre đan, hàn xì. "Việc tuyển sinh rất khó, vì thu nhập từ các nghề phụ thấp hơn so với họ làm nghề khác. Đầu ra, giá các sản phẩm mây tre đan không ổn định là một trong những nguyên nhân khó tuyển sinh học nghề. Bên cạnh đó, các xã chưa có cán bộ chuyên trách về dạy nghề, thủ tục thanh quyết toán tiền còn chậm" - ông Tuệ cho biết.
Ông Vũ Trung Chính
Anh Nguyễn Đăng Tuấn- Giám đốc Công ty May Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) cho biết, hiện công ty đang trả lương cho công nhân từ 2-3,5 triệu đồng/người/tháng. "Nếu công nhân mua máy khâu về nhà làm thêm thì thu nhập ít nhất cũng được 120.000 - 150.000 đồng/người/ngày, nhưng hơn chục triệu đồng một cái máy khâu không phải ai cũng mua được" - anh Tuấn nói.
Để "gỡ nút" cho việc tuyển sinh, cũng như tìm việc làm cho lao động, thành phố đang hướng vào các sàn giao dịch việc làm. Hiện Hà Nội có 2 trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở LĐTBXH. Riêng năm 2011, hai trung tâm này đã tổ chức được 80 phiên giao dịch, trong đó có 60 phiên cố định và 20 phiên lưu động, với gần 4.000 doanh nghiệp tham gia các phiên giao dịch, tuyển dụng được 25.200 lao động.
"Từ đầu năm đến nay, mỗi tuần chúng tôi mở một phiên giao dịch việc làm, với 50 - 60 đơn vị tham gia, thu hút 2.500-3.000 lao động. Theo kế hoạch từ năm 2015 trở đi, chúng tôi sẽ mở sàn hàng ngày"- ông Vũ Trung Chính - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết.
Nam Tùng Sơn
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã