Nhà tài trợ là một số tổ chức của Liên hợp quốc, trong đó Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) là đầu mối chủ trì.
Mục tiêu dài hạn của Chương trình là cung cấp trợ giúp chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn Việt Nam thông qua điều phối các trợ giúp kỹ thuật của hệ thống Liên hợp quốc nhằm tích hợp các lợi thế so sánh của từng cơ quan đối với Chương trình mục tiêu quốc gia”.
Mục tiêu ngắn hạn của Chương trình là tư vấn kỹ thuật cho Ban Chỉ đạo Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; điều phối các nhà tài trợ, cơ quan tham gia và các chuyên gia thông qua Nhóm hỗ trợ quốc tế ISG của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương trình gồm 3 hợp phần: Nâng cao hiểu biết của người sản xuất và cư dân nông thôn; Tăng cường năng lực xây dựng chính sách, chiến lược và đầu tư công; Điều phối, giám sát và đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thời gian thực hiện Chương trình là 3 năm (kể từ ngày dự án được phê duyệt) với tổng kinh phí thực hiện Chương trình 1,39 triệu USD, bao gồm: Vốn ODA do các tổ chức Liên hợp quốc viện trợ không hoàn lại 1,1 triệu USD; vốn đối ứng 6,009 tỷ đồng (tương đương 290.000 USD)
Hoàng Diên
Theo baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã