Xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong và vùng dọc biển bãi ngang là vùng nuôi tôm thẻ chân trắng nổi tiếng của Quảng Trị. Gia đình anh Nguyễn Hùng Cư, ở thôn 4, xã Triệu Lăng sở hữu một ao nuôi với diện tích khoảng 3.000m2.
Vụ tôm vừa qua, gia đình anh Cư thu hoạch tôm bán được 1,8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thức ăn, tiền điện, lãi ròng khoảng 900 triệu đồng. Hai vụ tôm liên tiếp gia đình anh Cư lãi mỗi vụ hơn 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (đội mũ cối), đề nghị Giám đốc Cty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, chi nhánh Quảng Trị (ngoài cùng bên phải) cung ứng con giống tốt cho người nuôi tôm trong vùng theo hình thức liên kết |
Cũng nhờ mấy vụ trở lại đây giá tôm rất cao, trung bình tôm loại I khoảng 200 ngàn đồng/kg nên các gia đình nuôi tôm trong xã đều có lãi. Trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng giỏi nhất vùng này là gia đình ông Lê Tốt ở thôn 3, xã Triệu Lăng, đạt năng suất 50 tấn/ha, lãi 4,5 tỷ đồng/ha.
Xã Triệu Lăng có gần 80ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng với số lượng giống được thả hơn 80 ngàn con. Theo những người dân có kinh nghiệm, việc đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn nuôi tôm sú. Nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là hình thức bán thâm canh, thâm canh theo quy trình ít thay nước. Trong quá trình nuôi phần lớn sử dụng các loại men vi sinh, vôi, khoáng chất để quản lý môi trường ao, không sử dụng các loại thuốc, hóa chất độc hại trong quá trình phòng bệnh nên môi trường khá ổn định. Mặt khác, chi phí thức ăn của tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú, thời gian nuôi ngắn hơn nhưng năng suất cao.
Ông Nguyễn Văn Huân - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên toàn tỉnh gần 700ha, sản lượng thu hoạch đạt gần 5 ngàn tấn. Tôm thẻ chân trắng tập trung nuôi chủ yếu ở vùng cát bãi ngang ven biển, nuôi 2 vụ/năm, một số ít nuôi 3 vụ/năm, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha/vụ, nhiều nơi nuôi đạt trên 25 tấn/ha.
Nhìn chung mấy năm gần đây, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm ở Quảng Trị có bước phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng, trở thành nghề sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Nhiều vùng nuôi tôm được tổ chức quản lý sản xuất tốt, tỷ lệ các hộ nuôi thành công đạt cao như khu nuôi tôm công nghiệp Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phường Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương, thành phố Đông Hà; xã Triệu Vân, Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; xã Hải An, Hải Khê, huyện Hải Lăng.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh xác định tôm là con nuôi chiến lược, nằm trong 2 con và 6 cây thuộc nhóm sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh. Diện tích nuôi tôm của Quảng Trị còn rất lớn, do đó cần phải tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, liên kết với các doanh nghiệp để nuôi theo hướng công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi thủy sản đạt gần 4.000ha, trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 1.600ha.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (đội mũ cối), thăm khu ươm tôm giống trong nhà kính của Cty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, chi nhánh Quảng Trị |
Chủ tịch tỉnh Quảng Trị đã đến làm việc với các Cty nuôi tôm Việt - Úc, Cty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đề nghị liên kết với nông dân Quảng Trị trong việc cung cấp con giống tốt cũng như chuyển giao công nghệ nuôi tôm trong nhà màng giúp kiểm soát được vùng nuôi và dịch bệnh, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã