Theo đó, 6 tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đều có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua đã tạo ra vùng sản xuất rộng lớn dọc theo hành lang, bao gồm 24 huyện, thị xã với diện tích 2.092.078 ha.
Theo ghi nhận, ý kiến của các đại biểu địa phương để phát triển nông nghiệp hành lang đường Hồ Chí Minh trước hết cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội dọc hành lang đường Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó cần có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời cần xác định trách nhiệm của chính quyền địa phương, tạo sự liên kết đồng thuận chính quyền - người dân - doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình chăn nuôi bò sữa thả tự nhiên tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. |
Một trong những lợi thế tốt nhất cho sự thành công này bắt đầu từ việc liên kết giữa các tỉnh dọc hành lang đường Hồ Chí Minh, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ NN&PTNT thiết lập chương trình phát triển kinh tế - xã hội, có chính sách đặc thù đối với các địa phương dọc hành lang đường Hồ Chí Minh – thông điệp Hội nghị đưa ra.
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh nói về địa phương này: Nghệ An đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tiêu chí sẵn có từ nguồn lực tự nhiên của địa bàn. “Để phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hành lang đường Hồ Chí Minh cần có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - người dân”, ông Vinh nhấn mạnh.
Theo ông Vinh, đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Nghệ An dài 132 km, đi qua vùng trung du giàu tiềm năng của tỉnh với 3.210,6284 km2 diện tích tự nhiên thuộc 5 huyện, thị với 119 xã, thị trấn, chiếm 19,47% diện tích toàn tỉnh. Đây là vùng trung du địa hình đồi núi thấp, trong đó có vùng đất đỏ bazan, phù hợp với việc phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị quy mô lớn.
Hiện địa phương này đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư từ một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như mô hình phát triển cây chanh leo của Công ty cổ phần NAFOODS, Tập đoàn TH ở Nghệ An, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mía, rau, củ, quả, hoa của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn ở Thanh Hóa với sự đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo tiền đề cho việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp…
Đánh giá của Bộ trưởng Bộ KH&CN, ông Chu Ngọc Anh cho biết, trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại khu vực Bắc miền Trung chưa cao, chất lượng nông sản chưa đồng đều ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân ở một số nơi còn thấp.
Chính vì vậy, để có một nền nông nghiệp công nghệ tiên tiến phát triển ổn tại khu vực này thì các địa phương cần có một chuỗi liên kết vùng, để phát triển nông nghiệp hành lang đường Hồ Chí Minh trước hết cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dọc khu vực này. Bên cạnh đó cần có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xác định trách nhiệm của chính quyền địa phương, tạo sự liên kết đồng thuận chính quyền - người dân - doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã