Học tập đạo đức HCM

Lo thiếu thực phẩm cuối năm

Thứ tư - 20/06/2012 21:50
Bộ NNPTNT vừa cảnh báo nếu tình trạng giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn thì nguy cơ thiếu thực phẩm, tình trạng "sốt" giá dịp cuối năm khó tránh khỏi…

Giá tiếp tục giữ ở mức thấp, bấp bênh

Theo Cục Chăn nuôi, chưa năm nào giá thực phẩm, trong đó đặc biệt là thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm lại xuống thấp như hiện nay. Không chỉ vậy, tình trạng này đã kéo dài trong suốt 3 tháng qua. Nhưng đến nay, tình hình này vẫn chưa được cải thiện.

Thời điểm này, nguồn cung thực phẩm dư thừa, nhưng cuối năm có thể sẽ thiếu thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Bắc Giang) cho biết, nửa tháng trở lại đây giá thực phẩm không còn xuống thấp nhưng vẫn còn rất bấp bênh. Đặc biệt, ở nhiều địa phương trong tỉnh tình trạng người chăn nuôi giảm đàn, "treo chuồng" diễn ra khá phổ biến. Một số trang trại đã giảm tổng đàn đến 60-70%. Theo Sở NNPTNT Bắc Giang giá lợn hơi trên địa bàn chỉ còn 32.000 - 33.000 đồng/kg, tuy vậy "đầu ra" vẫn khó.

Theo Bộ NNPTNT, không chỉ riêng thịt lợn mà giá của các sản phẩm chăn nuôi đều đang xuống rất thấp. So với đầu tháng 3.2012, giá thịt lợn, trứng gia cầm hiện nay giảm mạnh, giá thịt lợn giảm trung bình 18-20%, giá thịt gia cầm giảm, thậm chí giá trứng giảm tới 40%.

Anh Phạm Văn Mạnh - một chủ trang trại gà ở huyện Ý Yên (Nam Định) cho biết, giá gà lông trắng giảm từ 37.000 đồng/kg xuống còn 26.000 đồng/kg. Theo tính toán của anh Mạnh, giá cám hiện nay là 12.000 đồng/kg, cộng với tiền tiêm phòng, tính ra cứ bán 1 con gà 3,2 kg, người nuôi sẽ lỗ từ 24.000- 25.000 đồng, tức là mỗi kg gà thịt lỗ 8.000 đồng. "Tháng 5 và tháng 6, tôi xuất chuồng 2 lứa gà thịt, mỗi lứa 3 tấn, bị lỗ hơn 40 triệu đồng"- anh Mạnh ngao ngán.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thẳng thắn nhìn nhận thực tế là hiện nay ngành chăn nuôi cả nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn. "Giá cả bấp bênh khiến người chăn nuôi ngại đầu tư mới. Nếu không có biện pháp hỗ trợ, tình trạng này cứ tiếp tục thì sẽ thiếu thịt vào cuối năm"- ông Sơn khẳng định.

Loay hoay với đề án hỗ trợ

Trong những tháng qua, Bộ NNPTNT cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn để tìm hướng giải quyết nhằm cứu ngành chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi nói riêng. Tuy nhiên đến thời điểm này, ngành chăn nuôi vẫn chưa tìm ra được "lời giải"; thậm chí nhiều địa phương cho rằng, ngành chăn nuôi đang lúng túng. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần lo ngại: "Nếu xử lý vấn đề này không tốt, 4 tháng nữa chúng ta sẽ thiếu thịt, dù cho hiện nay đang thừa".

Thực tế, khi đối mặt với "cơn bão" tụt giá lịch sử lần này Bộ NNPTNT đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng đề án nhằm khắc phục khó khăn cho chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay, đề án này vẫn chưa hoàn thành để trình Bộ trước khi trình Chính phủ.

"Cục Chăn nuôi cần nhanh chóng đề xuất các chính sách để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề bức xúc của các cơ sở chăn nuôi; đồng thời phải tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho ngành chăn nuôi để đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng, ổn định thị trường".

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, đề án đang xây dựng đề xuất gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi vay với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, đến thời điểm này con số này vẫn chưa "chốt" mà cần phải bàn bạc, cân nhắc thêm.

Theo ông Sơn trước khi có những chính sách hỗ trợ cụ thể, thời điểm hiện tại, cần có biện pháp hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở chăn nuôi lớn để khắc phục khó khăn về vốn, giúp người chăn nuôi tái đàn. Đồng thời tạo thuận lợi về nộp phí kiểm dịch và thủ tục cho việc xuất khẩu trứng gia cầm, đặc biệt là trứng gà.

Ngoài ra, các địa phương cần rà soát lại tình hình nông dân bỏ chuồng để có hướng khắc phục phù hợp kịp thời. "Mặc dù rất khó khăn, song người chăn nuôi nên cố gắng theo đến cùng, bởi đặc thù của sản xuất nông nghiệp là lúc được giá lúc xuống giá"- ông Sơn khuyến cáo.

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay12,917
  • Tháng hiện tại164,041
  • Tổng lượt truy cập92,541,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây