Học tập đạo đức HCM

Lúng túng việc thực hiện tiêu chí chợ ở Quỳ Châu

Thứ tư - 15/08/2012 20:06
Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) hiện có 11/12 xã đã hoàn thành quy hoạch XDNTM, mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, có 2 xã đạt chuẩn NTM, 6 xã đạt 7-10 tiêu chí. Tuy nhiên, qua khảo sát thấy, đến nay, nhiều xã mới đạt 1-2 tiêu chí, riêng tiêu chí chợ NTM thì chưa xã nào đạt.
 

Châu Thuận là 1 trong 2 xã được chọn làm điểm XDNTM của huyện Quỳ Châu, theo kế hoạch, đến năm 2015, Châu Thuận sẽ đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, đến nay, xã mới đạt 8 tiêu chí như điện, đường, trường, trạm, môi trường, thủy lợi, quy hoạch và hệ thống chính trị, 11 tiêu chí đạt 20-30% kế hoạch, riêng tiêu chí chợ NTM rất khó thực hiện.

Theo tìm hiểu, chợ của xã được chọn xây dựng tại bản Piu và bản Thắm, với tổng diện tích 1ha. Nhưng theo ông Cầm Bá Kinh, Phó chủ tịch UBND xã Châu Thuận, xã đang rất lúng túng trong việc xây dựng tiêu chí này, bởi toàn xã có 9 bản với 722 hộ (3.171 khẩu), trong đó có 359 hộ nghèo nên việc huy động nhân dân đóng góp vốn xây dựng chợ rất khó khăn.

Theo thống kê, toàn huyện Quỳ Châu chỉ có 4 chợ, trong đó 1 chợ ở trung tâm huyện, 3 chợ nằm tại các xã Châu Bính, Châu Bình, Châu Phong, được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135. Đến nay, cả 3 chợ này đều không hoạt động. Trong đó, chợ tại xã Châu Bính được xây dựng từ năm 2004 với tổng kinh phí 460 triệu đồng, gồm 8 ki-ốt ngoài chợ, 6 ki-ốt trong chợ, nhưng chỉ có 8 ki-ốt phía ngoài được các hộ dân thuê kinh doanh thực phẩm và hàng khô với giá 80.000 đồng/tháng.

Một số người dân cho biết, sở dĩ chợ xây xong bỏ hoang là do sản xuất của đồng bào nơi đây vẫn chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, hàng hóa không có người mua, nhiều tiểu thương đành phải trả ki-ốt về kinh doanh tại gia đình.

Thiết nghĩ, để đảm bảo tiến độ XDNTM cũng như hiệu quả của các công trình, trong đó có chợ, huyện Quỳ Châu cần thống nhất địa điểm đầu tư xây dựng chợ và quy mô chợ, trong đó việc khảo sát, lập quy hoạch và thiết kế dự án công trình phải đảm bảo tính kế thừa, để chợ miền núi không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mà còn phản ánh nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc.

Nguyễn Xuân - Lê Hoàn

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay66,422
  • Tháng hiện tại863,120
  • Tổng lượt truy cập90,926,513
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây