Học tập đạo đức HCM

Mở rộng diện tích nuôi cá “nghìn đô”

Thứ bảy - 04/08/2012 06:21
(Dân Việt) - Lâm Đồng là một trong số ít tỉnh thành có thể nuôi được giống cá tầm quý với giá trị kinh tế cao nhất lên tới cả 1.000USD/kg (đã qua chế biến).

Nắm bắt được những điều kiện tự nhiên, ông Hoàng Ngọc Hùng là người đầu tiên mang giống cá tầm về nuôi tại hồ Phúc Thọ, xã Phúc Thọ (huyện Lâm Hà). Ban đầu, ông đã bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư bè nuôi cá tầm giữa lòng hồ rộng chừng 45ha.

Cá tầm sinh trưởng rất nhanh khi nuôi tại Lâm Hà.

Bè cá rộng khoảng 160m2 với 10 lồng. Sau 1 năm nuôi thử nghiệm, bè cá của ông đã xuất bán 2 tấn cá đạt chất lượng cao, thu về hàng trăm triệu đồng lãi. Mỗi lồng hiện chỉ còn 50 con cá tầm từ 2kg trở lên. Đây là số cá ông để lại nhằm chọn lọc ra những con đạt tiêu chuẩn phục vụ cho việc nuôi cá tầm lấy trứng sắp tới.

Bên cạnh đó, ông Hùng đã liên kiết với Công ty Đông Hải để phát triển thêm 360m2 diện tích mặt nước nuôi hàng ngàn con cá tầm thương phẩm. Ông Hùng cho biết: “Cá tầm không phải là loại cá khó nuôi, chỉ cần có nhiệt độ nước thích hợp từ 18- 270C, tốt nhất là từ 20- 250C. Tại Lâm Hà, nhiệt độ không quá lạnh nên mỗi năm cá có thể đạt 2- 2,5kg, lại ít bị nấm bệnh”.

Cá tầm thuộc loại đặc sản với giá trị dinh dưỡng rất cao. Tại Việt Nam, giá cá tầm nguyên con từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, giá đã chế biến tại nhà hàng là 500.000 - 800.000 đồng/kg. Đặc biệt, trứng cá tầm khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU có giá từ 900- 1.000USD/kg (tương đương 18- 20 triệu đồng).

Với thành công bước đầu của mô hình nuôi cá tầm tại Lâm Hà, mới đây, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà đã xây dựng mô hình “Nuôi cá tầm thương phẩm”.

Theo ông Trần Văn Đức- Giám đốc Trung tâm dự án này tận dụng tất cả các nguồn nước như ao nước chảy, ao tù của nhà dân, chỉ cần lót bạt là có thể nuôi được cá tầm thương phẩm. Dự án này rất phù hợp với mô hình nông hộ và là cơ sở để chuyển giao công nghệ nuôi cá tầm cho nông dân.

Hiện nay đã có 20 hộ nông dân tham gia. Thành công bước đầu của dự án nuôi cá tầm trong ao nhà dân với tỷ lệ sống sót trên 90%, cá sinh trưởng phát triển tốt, chưa thấy xuất hiện nấm bệnh tại huyện Lâm Hà đang mở ra một hy vọng làm giàu rất lớn cho người dân nơi đây.

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm400
  • Hôm nay51,869
  • Tháng hiện tại756,982
  • Tổng lượt truy cập90,820,375
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây