Học tập đạo đức HCM

Năm 2020, Đô Lương sẽ là huyện nông thôn mới

Thứ bảy - 01/08/2015 22:19
Trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương (Nghệ An) lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tất Thành, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, về kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, mục tiêu, phương hướng nhiệm kỳ 2015 - 2020, để có thể hình dung về bước tiến của địa phương trong công cuộc đổi mới.

Ông có thể sơ qua đôi nét về đặc thù của huyện Đô Lương?

Đô Lương được thành lập từ năm 1963, sau khi chia tách từ huyện Anh Sơn. Huyện nằm về phía Tây tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp huyện Yên Thành; Đông giáp hai huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; Tây giáp các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; Nam giáp huyện Thanh Chương.

Đô Lương có tổng diện tích tự nhiên 35.594ha, dân số 19,8 vạn người; được phân bố ở 32 xã và 1 thị trấn.

Là nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng và miền núi, tạo thành ngã tư kinh tế với 3 tuyến giao thông quan trọng, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 15A và đường 46 ngã ba đổ về trung tâm thị trấn Đô Lương.

Đô Lương có cầu Tiên và ba ra Đô Lương - hai địa chỉ này trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa, thương mại có nhiều tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế và không gian đô thị hướng tới thị xã Đô Lương trong tương lai.

Đâu là những dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015, thưa ông?

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ nhiệm kỳ XIX, tốc độ tăng trưởng bình quân của Đô Lương đạt 9,6%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả tỉnh; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 30,25 triệu đồng/năm, tăng 2 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực; công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,23% (năm 2010) lên 26,69%, dịch vụ tăng từ 44,45% lên 46,64%, tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 26,67%.

Cũng trong 5 năm qua, Đô Lương đã huy động mọi nguồn lực được 3.460 tỷ đồng đầu tư vào sự nghiệp phát triển; tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản tăng từ 932,6 tỷ đồng (năm 2010) lên 1.139 tỷ đồng (năm 2015). Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 18,17%/năm; hoạt động của các khu công nghiệp ổn định, tạo công ăn việc làm cho trên 4.500 lao động. Hoàn thành phê duyệt thị trấn Tân Sơn, thu hút đầu tư xây dựng một số công trình, dự án trọng điểm như: Dự án khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Truông Bồn, Dự án dịch chuyển đê Cầu Dâu, khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Sông Lam với tổng công suất 4 triệu tấn/năm giai đoạn 1. Dịch vụ - thương mại có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 11,34%/năm, đầu tư nâng cấp 6 chợ vùng, đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ kinh doanh đa dạng, phục vụ khá tốt nhu cầu của nhân dân.

Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Hệ thống trường học được quy hoạch hợp lý, chất lượng dạy và học luôn được xếp vào tốp đầu của tỉnh. Nhiệm kỳ qua có thêm 25 trường đạt chuẩn cả 2 mức độ, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 75%, công tác khuyến học được đẩy mạnh.

Việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng, công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn đạt kết quả  khá cao; có 33/33 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 15%; tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 98%.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai tích cực, 80% số hộ đạt Gia đình văn hóa, tăng 3,8% so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ xã có thiết chế văn hóa thể thao đạt chuẩn tăng từ 36,3% lên 60,6%.

Năm năm qua, toàn huyện đã vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” đạt 8,673 tỷ đồng, hỗ trợ 938 hộ nghèo làm nhà ở. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5% (năm 2015). Các chế độ chính sách đối với các đối tượng xã hội và người có công với cách mạng được chăm lo, an sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Xin ông cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, huyện đã có những bứt phá gì?

Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do vậy, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt với phương châm “nhân dân là chủ thể, Nhà nước hỗ trợ”. Vì thế, kể từ khi bắt tay XDNTM, toàn huyện đã huy động được 1.340,6 tỷ đồng. Đến nay, 1 xã đã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn 19 tiêu chí; 6 xã đạt 16 -18 tiêu chí, 8 xã đạt 10-15 tiêu chí,  9 xã đạt 7-9 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2015 có thêm 6-7 xã sẽ về đích 19 tiêu chí NTM.

Trong phong trào XDNTM, Đô Lương quan tâm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở nông thôn để đầu tư phát triển đồng bộ. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ngày một khởi  sắc, đời sống dân sinh được cải thiện rõ rệt.

Nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ 2015 – 2020  là gì, thưa ông?

Phát huy thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, nhiệm kỳ tới sẽ là nhiệm kỳ tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại; kết cấu hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 26 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và XDNTM. Phấn đấu trong nhiệm kỳ tới, toàn huyện sẽ có thêm 22 xã đạt chuẩn NTM, đưa tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM lên 75%. Năm 2020, Đô Lương sẽ là huyện đạt chuẩn NTM; tổng giá trị gia tăng đạt 14.152 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 11,5 - 12,5%; cơ cấu kinh tế theo ngành đến năm 2020: dịch vụ-thương mại chiếm 46 - 47%; công nghiệp-xây dựng 34 - 35%; nông, lâm, thủy sản 18 - 20%. Sản lượng lương thực cây có hạt hàng năm đạt 92.000 - 93.000 tấn. Huy động vốn đầu tư đến năm 2020 đạt 7.000 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 từ 300 - 320 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 70 - 72 triệu đồng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, quốc phòng an ninh luôn được giữ vững; đưa thị trấn Đô Lương lên đạt đô thị loại 4;  Tân Sơn, Thượng Sơn, Lam Sơn đạt tiêu chí đô thị loại 5; trên 90% số tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch, vững mạnh.

Xin chân thành cảm ơn ông. Chúc Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đạt được kết quả tốt đẹp trong nhiệm kỳ tới.

Nhóm PV (thực hiện)

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: nhiệm kỳ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Hôm nay37,090
  • Tháng hiện tại742,203
  • Tổng lượt truy cập90,805,596
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây