Học tập đạo đức HCM

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng NTM Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh để nhanh về đích trong chương trình xây dựng NTM

Thứ năm - 02/05/2013 20:45
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM) có 19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thứ 18 là xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Như vậy, việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh là chỉ tiêu bắt buộc mà các địa phương cần triển khai. Việc thực hiện tiêu chí, nhiệm vụ này ở Quảng Ninh như thế nào, phải làm gì để củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần xây dựng NTM hiệu quả?

Trong tiêu chí thứ 18 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, có 4 chỉ tiêu: Cán bộ xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Tóm lại là phải xây dựng được hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Cán bộ xã Dân Chủ trình diễn tiểu phẩm vận động nông dân xây dựng NTM trong Hội thi dân vận khéo huyện Hoành Bồ năm 2012.
Cán bộ xã Dân Chủ trình diễn tiểu phẩm vận động nông dân xây dựng NTM trong Hội thi dân vận khéo huyện Hoành Bồ năm 2012.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở các xã của tỉnh đều được củng cố một bước, chất lượng hoạt động mọi mặt được nâng lên, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, trong đó có chương trình xây dựng NTM.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện có 99 xã trong chương trình NTM đã đạt chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16-1-2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Như vậy, toàn tỉnh còn 26 xã trong chương trình NTM chưa đạt chuẩn này.

Cụ thể, trong công tác cán bộ, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp của tỉnh đã chú trọng công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Với phương châm hướng về cơ sở, các cấp, các ngành luôn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, dành nguồn kinh phí thoả đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ các xã nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Vì thế, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ ở đây được nâng lên đáng kể. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức trên địa bàn 125 xã, phường trong chương trình xây dựng NTM ở tỉnh là 2.479 người, trong đó 573 người có trình độ đại học (chiếm 23,11%); trình độ cao đẳng có 94 người (chiếm 3,79%); trung cấp là 1.114 người (chiếm 44,94%); sơ cấp 81 người (chiếm 3,27%). Năm 2012, Sở Nội vụ phối hợp với các địa phương bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.693 đại biểu HĐND cấp xã, 757 thành viên UBND cấp xã; đào tạo 11 lớp với tổng số 315 cán bộ, công chức xã.

Sở Nội vụ cũng đã xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, Đề án tăng cường trí thức trẻ đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND thuộc các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh; làm việc với các địa phương nhằm đánh giá công tác quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã...

Xét ở chỉ tiêu thứ hai, đến nay 125 đơn vị cấp xã trong chương trình xây dựng NTM của tỉnh đều có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Tại 125 đơn vị cấp xã nói trên có 125 đảng bộ xã với 866 chi bộ đảng tại các thôn, bản, khu; có đủ các tổ chức đoàn thể, gồm: Uỷ ban MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã và các chi hội ở các thôn, bản, khu.

Thực hiện chỉ tiêu thứ ba, cấp uỷ, chính quyền các địa phương đã có nhiều giải pháp để xây dựng đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”. Từ phong trào xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh và thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cấp uỷ đảng và đảng viên ở các xã đã đề ra và thực hiện nhiều giải pháp để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên. Vì thế, hàng năm số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở khối các xã luôn đạt cao. Sau cuộc bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, chính quyền các xã trong tỉnh tiếp tục được củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cũng đã đổi mới phương thức hoạt động, dần khắc phục được tình trạng hành chính hoá trong hoạt động phong trào. Thông qua các phong trào “Xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới”, “5 không, 3 sạch”, “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Thanh niên tình nguyện”, hiến đất làm đường… các đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực vận động đoàn viên, hội viên thực hiện hiệu quả các phong trào, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Vì thế, hầu hết các đoàn thể xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, có những xã số cán bộ nhiều tương đương số hộ dân nhưng việc vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn.

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh vừa là chỉ tiêu, mục tiêu quan trọng, vừa là nhân tố quyết định đến cuộc vận động xây dựng NTM ở các xã. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp uỷ, chính quyền mạnh thì việc vận động, tổ chức cho nhân dân chung sức xây dựng NTM diễn ra sôi nổi, hiệu quả và ngược lại. Trong 4 chỉ tiêu của tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, 3 chỉ tiêu sau thuận lợi hơn, chỉ tiêu đầu tiên về cán bộ xã đạt chuẩn là khó thực hiện hơn cả. Vì thế, đây chính là khâu mà các cấp uỷ, chính quyền cần tập trung thực hiện để góp phần xây dựng NTM ở tỉnh đạt hiệu quả.

Chí Linh

ĐỂ XÂY DỰNG HÊ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÀ NTM ĐẠT HIÊU QUẢ

Đồng chí Nguyễn Đăng Khoa, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng BCĐ T.Ư về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: Quảng Ninh là một trong những tỉnh sớm hưởng ứng và triển khai đạt kết quả tốt phong trào cả nước chung sức xây dựng NTM. Trong chỉ đạo, tỉnh đã coi trọng công tác tuyên truyền và huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc. Thế nên, phong trào xây dựng NTM ở Quảng Ninh đã trở thành cao trào của quần chúng.
Để đạt và duy trì được NTM một cách bền vững, tôi đề nghị cần đề cao trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là trách nhiệm chỉ đạo của lãnh đạo xã, lãnh đạo thôn. Trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tỉnh cần chia tách ra xã làm bao nhiêu đầu việc, thôn làm bao nhiêu việc, các hộ gia đình làm gì; sau đó tổ chức ký giao ước thi đua giữa các cấp để có cơ sở giám sát việc thực hiện. Theo tôi, nên in các bản giao ước thi đua này thật đẹp, để các hộ dân treo ở vị trí trang trọng trong nhà để dễ theo dõi, giám sát. Ban chỉ đạo các cấp, trong đó có cấp cơ sở cần phát hiện ra những “nút thắt” cần tập trung tháo gỡ để giải quyết, tìm ra những kinh nghiệm hay để nhân rộng, thành lập các tổ nông dân tự quản để giúp nhau phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự.

Đồng chí Đỗ Thanh Toán, Bí thư chi bộ thôn Đồng Mộc, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên: Từ thực tiễn xây dựng NTM ở địa phương, tôi thấy rằng cấp uỷ đảng cơ sở, các chi bộ đảng ở thôn, bản phải là hạt nhân lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cùng nhân dân vào cuộc chung sức xây dựng NTM. Với vai trò là Bí thư Chi bộ thôn, tuy tuổi đã cao (70 tuổi - PV) nhưng tôi vẫn tích cực đi vận động nhân dân tham gia góp công, góp của để xây dựng NTM. Được tôi và các đồng chí đảng viên trong chi bộ tuyên truyền, vận động, các hộ dân trong thôn đều tích cực tham gia vận chuyển vật liệu, xây dựng được tuyến kênh mương phục vụ tưới tiêu cho 5ha đất sản xuất nông nghiệp của thôn. Điều đáng nói là tuy quãng đường vận chuyển vật liệu xa, từ QL18A vào thôn 5km, nhưng tất cả 113 hộ dân trong thôn đều tham gia, có những ông già trên 70 tuổi cũng xung phong ra làm cùng con cháu. Theo tôi, để huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân như vậy thì việc gì cũng phải xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân. Cùng với đó, người cán bộ phải thật sự gương mẫu, nói đi đôi với làm thì nhân dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số mới nghe và làm theo.

Đồng chí Chu Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng Công an xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh theo tôi vừa là tiêu chí, lại vừa là động lực trực tiếp để xây dựng thành công NTM. Nói là tiêu chí thì đã rõ rồi, trong 19 tiêu chí thì có một tiêu chí (tiêu chí thứ 18) là xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Còn nói xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh là một trong những động lực trực tiếp là bởi chính hệ thống đó sẽ tuyên truyền, vận động, tổ chức cho nông dân - chủ thể xây dựng thành công NTM. Vì thế, việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ rất quan trọng. Tuy tiêu chí này không cần tiền nhưng để hoàn thành nó lại không phải là điều dễ dàng, các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cơ sở không được coi nhẹ việc thực hiện tiêu chí này. Tôi cho rằng, để thực hiện tốt tiêu chí này, các cấp uỷ cần tăng cường vai trò hạt nhân lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện. Vì tiêu chí định tính là chủ yếu nên cần tránh căn bệnh thành tích trong việc thực hiện để đạt được danh hiệu vững mạnh của hệ thống chính trị cơ sở. Nếu không vững mạnh thực sự mà chỉ chạy theo bệnh thành tích thì hệ thống chính trị cơ sở sẽ khó mà huy động được nhân dân xây dựng thành công NTM.

Hoa - Hà

theo baoquangninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm506
  • Hôm nay88,810
  • Tháng hiện tại793,923
  • Tổng lượt truy cập90,857,316
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây