Học tập đạo đức HCM

Nâng giá trị rau an toàn: Cách làm ở HTX Nông nghiệp Hà Tân

Thứ ba - 12/03/2013 21:19
Cùng tham gia Dự án Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng Việt Nam do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) tài trợ với một số HTX ở các tỉnh khác, HTX nông nghiệp Hà Tân, Hồng Hải (TP Hạ Long) đã có những cách làm rất hiệu quả. Từ đây góp phần thay đổi tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã viên.

Từ bước khởi đầu nan

Ông Vi Tiến Hà, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hà Tân cho biết: Việc các hộ không mặn mà với dự án làm cho Ban Chủ nhiệm các HTX không khỏi lo lắng, ngay việc vận động những hộ nông dân giỏi nhất tham gia mô hình cũng gặp nhiều khó khăn vì trước đó cũng có một số dự án sản xuất rau an toàn do nhà nước hỗ trợ kinh phí đã không thành công vì không tìm được đầu ra cho rau an toàn. Khi còn sự hỗ trợ thì nông dân còn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hết hỗ trợ thì lại quay lại cách làm tuỳ tiện... Đứng trước những khó khăn đó, Ban Chủ nhiệm HTX đã nhóm họp và phân công trực tiếp các đồng chí trong ban chủ nhiệm HTX phải là những người đầu tiên đăng ký tham gia mô hình. Do có sự vào cuộc tích cực của Ban Chủ nhiệm HTX, kết quả ngay từ tháng 3-2011 đã có 46 hộ nông dân giỏi nhất ở 2 HTX Hà Tân và Hồng Hải đăng ký tham gia mô hình với tổng diện tích 7ha. Từ tháng 7-2011, dự án chính thức đi vào sản xuất lứa rau đầu tiên và nông dân đã nhận được một phần phân bón, giống, thuốc BVTV do Jica hỗ trợ. Với trị giá gần 160 triệu đồng. Việc tiếp nhận, cấp phát số vật tư nông nghiệp trên đều có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật và tình nguyện viên người Nhật Bản. Những vật tư hỗ trợ đã giúp người nông dân giảm giá thành sản phẩm nên mặc dù chưa có đầu ra ổn định, rau an toàn cũng mang lại cho nông dân khoản lợi nhuận từ 3-5 triệu đồng/sào/vụ.

Xã viên HTX Hà Tân được cán bộ Dự án Jica tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn.
Xã viên HTX Hà Tân được cán bộ Dự án Jica tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn.

Tuy nhiên, việc rau an toàn chưa tạo ra được sự khác biệt với các loại rau khác làm cho Ban Chủ nhiệm và xã viên HTX và những chuyên gia Jica băn khoăn, trăn trở. Tháng 12-2011, một nhà kho, hai nhà sơ chế với tổng kinh phí 25.000 USD được khởi công xây dựng ở 2 HTX. Tuy còn đơn giản, trang thiết bị còn thiếu nhưng hệ thống nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm đã mang lại bộ mặt mới cho vùng rau an toàn của phường Hà Phong. Có nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm, rau an toàn của 2 HTX vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt trên thị trường; người tiêu dùng vẫn không có cách nào phân biệt được rau an toàn với các loại rau khác. Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Kinh tế (TP Hạ Long) và Công ty Minh Anh - đơn vị quản lý chợ Hồng Hà và sự hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng gian hàng của Jica, cửa hàng giới thiệu và bán rau an toàn của 2 HTX Hà Tân và Hồng Hải đã được khai trương tại chợ Hồng Hà. Từ khi khai trương đến nay, cửa hàng giới thiệu và bán rau an toàn của 2 HTX đã dần khẳng định được uy tín chất lượng sản phẩm cũng như phong cách phục vụ, thu hút được một lượng khách hàng ổn định, doanh số bán hàng hiện nay đã tăng 30% so với ngày đầu khai trương.

Việc mở dịch vụ tiêu thụ rau an toàn đang đặt 2 HTX đối mặt với những thách thức to lớn khi mà cả 2 HTX mới chỉ đang bán cái mình có chứ không phải bán cái thị trường cần. Làm thế nào để duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại và sản lượng rau? Để khắc phục những khó khăn này, Ban chủ nhiệm 2 HTX đã đề ra các giải pháp là phải tổ chức lại sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, bố trí cây trồng theo hướng tập trung một số loại cây trên một lô đất sản xuất; xen canh, gối vụ, cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường; nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân; mở thêm một số điểm bán rau an toàn trong các chợ của TP Hạ Long và Cẩm Phả và tìm kiếm thêm các kênh tiêu thụ là các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể.

Cho một cách làm mới

Với cách làm này, sau gần hai năm thực hiện dự án, nông dân phường Hà Phong đã từng bước thay đổi tập quán canh tác, bước đầu thực hiện hiệu quả, tiếp thu được nhiều kỹ thuật sản xuất tiên tiến như cách gieo rau giống trên khay; cách làm phân hữu cơ sinh học bón rau để giảm việc dùng đạm Ure, khống chế hàm lượng Nitrat dưới ngưỡng cho phép; sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng thảo mộc không gây hại cho môi trường và để lại dư lượng hoá chất độc hại trên sản phẩm. Chế tạo ống khói, xây lò đốt trấu và vỏ hàu thành Caxi và Cacbon sinh học có tác dụng cải tạo đồng ruộng, tăng độ màu mỡ, tiêu diệt trứng sâu, mầm bệnh trong đất làm cây trồng phát triển khoẻ, giảm tối thiểu việc dùng thuốc BVTV. Bên cạnh đó, bà con nông dân đã cũng áp dụng rất tốt kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM, có các công thức luân canh, xen canh cây trồng hợp lý để cắt nguồn thức ăn của sâu, bệnh. Không phun thuốc BVTV tràn lan, sử dụng thuốc BVTV sinh học có thời gian cách ly 3 đến 7 ngày. Không sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép của nhà nước, thực hiện bốn đúng trong phun thuốc BVTV. Vỏ bao bì thuốc BVTV được bà con thu gom vào hệ thống bể chứa chuyên dụng, đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường. Các nông dân tham gia mô hình cũng thực hiện việc ghi chép Nhật ký đồng ruộng. Tất cả các loại rau đều được các hộ theo dõi ghi chép suốt quá trình sinh trưởng tới lúc thu hoạch, các cán bộ kỹ thuật của HTX giám sát chặt chẽ quá trình này để người tiêu dùng và cơ quan quản lý thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Kết quả, trong tháng 8 và tháng 11-2012, Jica lấy 12 mẫu đi kiểm tra dư lượng tại Hà nội, cả 12 mẫu đều đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Cả hai HTX đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. 146 hộ nông dân được cấp chứng nhận đã qua đào tạo để sản xuất rau an toàn.

Những thành quả mà 2 HTX nông nghiệp Hà Tân và Hồng Hải có được trong việc thực hiện hiệu quả dự án sản xuất rau an toàn đã tạo ra sự khác biệt với cách làm cũ. Trong đó, khác biệt đáng kể nhất là người nông dân nâng cao nhận thức của mình về cây trồng an toàn, họ đã ý thức được trách nhiệm với cộng đồng, với chính cuộc sống của mình. Có trách nhiệm đến cùng về sản phẩm mà mình làm ra.

Hữu Việt
Nguồn:baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay37,872
  • Tháng hiện tại943,974
  • Tổng lượt truy cập91,007,367
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây