Điều đáng chú ý, sự chênh lệch này có khuynh hướng mở rộng thêm, năm 2008, khoảng cách thu nhập trung bình giữa người giàu và người nghèo là gấp 8,9 lần. Đến năm 2011 con số này tăng lên 9,2 lần. Trong khi đó, 70% người dân ở nông thôn chỉ chiếm 30% mức tiêu dùng xã hội, điều đó cho thấy giữa thành thị và nông thôn không chỉ có sự chênh lệch về thu nhập mà cả về mức sống nói chung so của nông dân và vùng nông thôn luôn có một khoảng cách. Thu nhập bình quân nông dân cả nước năm 2011 chỉ khoảng 700USD/người/năm, nhưng với người trồng lúa, chỉ khoảng 380USD/người/năm.
2. Nếu xét về giá trị sản xuất trên bình quân 1ha đất nông nghiệp, có thể nói TPHCM là địa phương dẫn đầu cả nước. Theo Sở NN-PTNT TPHCM, quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao như rau an toàn, cá cảnh, hoa kiểng, cá sấu, bò sữa, tôm nước lợ và vật nuôi mới nhất là chim yến…đã giúp cho giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiệp năm 2012 lên đến 239 triệu đồng/năm. Đây là kết quả của quá trình chuyển đổi mà TPHCM đã thực hiện hơn 10 năm qua. Nhưng một vị lãnh đạo TP cho rằng, giá trị sản xuất của một ha đất nông nghiệp chưa nói lên hết ý nghĩa khi mà con số quan trọng nhất để nâng cao mức sống của người dân chính là mức thu nhập. Thu nhập của bà con tăng thêm tương ứng với giá trị thu nhập bình quân một ha đất nông nghiệp sẽ ý nghĩa hơn thay vì giá trị sản xuất tăng mà thu nhập lại dậm chân tại chỗ hay giảm xuống.
3. Tổng kết 3 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở 5 huyện ngoại thành TPHCM cho thấy, với 5 xã điểm xây dựng NTM cấp TP và 1 xã cấp quốc gia, mức thu nhập bình quân có sự gia tăng đáng kể, như Tân Thông Hội (xã điểm NTM quốc gia, huyện Củ Chi) đạt 34,3 triệu đồng/người/năm, xã Thái Mỹ (Củ Chi) 30,9 triệu đồng/người/năm, xã Lý Nhơn (Cần Giờ) 37,2 triệu đồng/người/năm, xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) 29,5 triệu đồng/người/năm, xã Nhơn Đức (Nhà Bè) 26,8 triệu đồng/người/năm, chỉ có xã Tân Nhựt (Bình Chánh) đạt 24,9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm tại các xã nông thôn mới đạt hơn 90%. Lao động nông nghiệp tại những xã này chỉ còn 11,5%. Tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ nét. Xã Nhơn Đức tỷ lệ này là 4,9%, xã Xuân Thới Thượng, Tân Nhựt, Thái Mỹ chỉ hơn 2%.
Trong khi đó, ở Lý Nhơn, xã điểm xây dựng NTM, có mức thu nhập tăng rất nhanh trong 3 năm đạt cao nhất trong các xã NTM, từ 15,8 triệu đồng/người lên 37,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cũng có sự sụt giảm mạnh từ 37,8% xuống còn 13,86%. Nhưng so với những xã điểm NTM khác, tỷ lệ hộ nghèo của xã này vẫn rất cao. Điều này cho thấy, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa người giàu và nghèo ngay tại một xã NTM. Huyện Cần Giờ nói chung và xã Lý Nhơn nói riêng còn nhiều tiềm năng là những điều kiện căn cơ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại chỗ nhờ lợi thế về nuôi trồng thủy sản với những sản phẩm mang giá trị cao như nuôi tôm nước lợ, cá dứa, ốc hương, nghêu, đặc biệt là chim yến. Một khi chủ trương và các chính sách khuyến khích chuyển đổi của TP đến được từng người dân, xã Lý Nhơn cũng như huyện Cần Giờ sẽ còn phát triển mạnh hơn và quan trọng là đồng đều và căn cơ hơn.
Đăng Lãm
sggp.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã