Hàng rào kỹ thuật
Tại hội nghị do Bộ NN&PTNT tổ chức, về nuôi tôm nước lợ năm 2012 và thực hiện kế hoạch 2013, các ý kiến đều cho rằng ngành tôm chủ yếu sống dựa vào xuất khẩu nhưng năm 2012 xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, năm 2012 xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do nhiều nước tham gia nuôi tôm và bán ra thị trường với giá rẻ, như tôm Thái Lan giá thấp hơn tôm Việt Nam 1 USD/kg; tôm Ấn Độ thấp hơn 5 USD/kg. Thực tế này buộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm đến các thị trường tôm cao cấp; nhưng việc Nhật Bản đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính rào cản đã khiến việc xuất khẩu của Việt Nam gặp khó.
Nhiều thị trường khác cũng đang dựng hàng rào kỹ thuật, nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và phân luồng nhập khẩu. Một số nhà xuất khẩu cho rằng sau Nhật có thể đến Hàn Quốc và một số nước khác sẽ áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe đối với nhập khẩu tôm. Do vậy, việc sản xuất con giống, thức ăn và quy trình nuôi cần phải chỉnh đốn, nhất là vấn đề Ethoxyquin.
Năm 2012, xuất khẩu tôm gặp khó với Ethoxyquin - Ảnh: Phan Thanh Cường
Nhiều loại bệnh
Theo Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng, tôm chết do nhiều loại bệnh, nhiều nguyên nhân. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính xảy ra ở 19 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích tôm bị thiệt hại 46.093ha. Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng này cũng là vấn đề chưa thống nhất. Các nhà khoa học cho rằng chất lượng tôm giống “có vấn đề”. Tôm giống nhiễm vi khuẩn Vibrio, khi gặp tác nhân bất lợi dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt. Việc quản lý tôm giống đang có những kẽ hở lớn, tôm giống giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng được bán tràn lan.
Tuy vậy, thống kê của Bộ cũng cho thấy diện tích tôm chết vì hoại tử gan tụy cấp chỉ chiếm 45,7% diện tích tôm chết. Thế có nghĩa, hơn 50% diện tích tôm chết do nhiều nguyên nhân, chứng bệnh khác. Đây là bài toán không dễ giải.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm: “Cần xem xét lại quy trình nuôi tôm công nghiệp hiện nay, phải chăng lượng hóa chất được dùng trong nuôi tôm công nghiệp đáng báo động?”. Tuy vậy, các chế phẩm sinh học trên thị trường lại trong tình trạng “đa số là hàng giả và kém chất lượng, khiến nông dân mất tiền oan”.
Quá sức người nuôi
Thị trường khó khăn, bệnh tôm hoành hành, dù người nuôi đã dốc sức đối phó. Một chủ trang trại, cũng là một điển hình nuôi tôm ở ĐBSCL bày tỏ, ngay cả đối với ông, để vay được ngân hàng dăm tỷ đồng đầu tư sau thất bát cũng không dễ. “Họ định giá đất thế chấp của nông dân rất thấp. Vậy chúng tôi lấy đâu ra vốn để tái cơ cấu sản xuất sau dịch bệnh?”.
Bộ tưởng Cao Đức Phát cho biết, đại diện Bộ đã đến trụ sở Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, tìm chuyên gia giỏi về giải quyết bệnh tôm. Tuy nhiên, để ngành tôm có thể tái cơ cấu, xây dựng lại hạ tầng và cơ sở kỹ thuật theo tiêu chuẩn mới, cần có ngân sách và quỹ thời gian. Bộ trưởng kêu gọi các công ty chế biến thức ăn tôm thực hiện chuyển dần sang thức ăn tôm không có Ethoxyquin.
>> Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Bộ sẽ sớm ban hành quy chuẩn nuôi tôm mới, cụ thể, có thể áp dụng cho từng vùng, miền; đồng thời, huy động mọi nguồn lực để khống chế, đẩy lùi dịch bệnh. Trước tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu nhập tôm nước ngoài để sản xuất, cần bảo vệ lợi ích và uy tín tôm Việt Nam. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã