Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Trên 75% lao động tìm được việc làm sau học nghề

Thứ năm - 06/12/2012 19:45
Tuy không được thực hiện một cách rầm rộ nhưng với tỷ lệ lao động tìm được việc làm sau đào tạo đạt trên 75%, Nghệ An xứng đáng là một điển hình trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.



 

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Nghệ An, tính đến hết tháng 8/2012, nghĩa là sau gần 3 năm triển khai đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (đề án 1956), đã có trên 14.200 lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh được đào tạo nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp chiếm 45% và nghề nông nghiệp chiếm 55%. Đáng lưu ý, đã có tới 75% số lao động tìm được việc làm sau đào tạo, đây thực sự là thành quả rất đáng khen ngợi đối với một tỉnh có nhiều khó khăn như Nghệ An.

Để có được kết quả trên, Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết, Nghệ An luôn thực hiện các đợt khảo sát về nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu lao động của các DN, cơ sở sản xuất… trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cũng được tích cực triển khai và nhân rộng, như dạy nghề thông qua các mô hình: Nuôi lợn thịt và gà thịt tại xã Lương Minh (Tương Dương), nuôi lợn siêu nạc tại xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương), chăn nuôi trâu bò hàng hóa tại xã Thanh Dương (Thanh Chương), mây tre đan xuất khẩu tại xã Nghi Thái (Nghi Lộc), trồng rau cao sản tại xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu)…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đáng khen ngợi đã đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Trăn trở về điều này lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh chia sẻ: Sau gần 3 năm triển khai đề án 1956 đã tạo một bước chuyển lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, tuy nhiên tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo còn cao lại tập trung chủ yếu vào lao động vùng sâu, vùng xa... Hơn nữa, không phải lớp đào tạo nào cũng đạt được hiệu qủa như mong muốn khi nhiều lao động sau học nghề không có điều kiện áp dụng vào thực tế dẫn đến rơi rụng kiến thức. Chương trình học, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác dạy nghề còn lạc hậu và thiếu đồng bộ cũng đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo. Một số đối tượng đặc thù khó huy động đến lớp học nghề như người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số. Cơ sở dạy nghề ngoài công lập và doanh nghiệp tham gia dạy nghề còn ít...
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại đồng thời thực hiện mục tiêu giai đoạn 2012-2015 dạy nghề cho 164.000 lao động khu vực nông thôn, trong đó dạy nghề nông nghiệp cho 96.760 người, dạy nghề phi nông nghiệp cho 67.240 người, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 80%... lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An cho biết: Nghệ An sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn, tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, khuyến khích dạy nghề theo đặt hàng của DN; Tăng cường dạy nghề theo mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; Triển khai các lớp đào tạo nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới…
“Đặc biệt, Nghệ An sẽ chuyển đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và theo yêu cầu của thị trường”, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An nhấn mạnh./.
Việt Nga
Theo ven.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại872,766
  • Tổng lượt truy cập90,936,159
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây