Học tập đạo đức HCM

Người Khmer đổi đời nhờ xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 01/08/2017 00:27
Cầu Ngang (Trà Vinh) là huyện ven biển có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm trên 35% dân số). Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo nên diện mạo mới của nông thôn một vùng biển…

Đến nay, Cầu Ngang đã huy động hơn 490 tỉ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, trong đó vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư trên 50 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án cho các xã đặc biệt khó, Cầu Ngang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được 83 công trình giao thông xây dựng mới và 27 công trình thủy lợi được đầu tư với tổng kinh phí hơn 54 tỉ đồng, giải quyết được nhu cầu giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ 341 hộ Khmer có đất sản xuất và đất ở với kinh phí hơn 9,58 tỉ đồng…

Đồng thời, Cầu Ngang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, trong vùng đồng bào Khmer đã hình thành nhiều mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả: Cánh đồng lớn, xây dựng vùng lúa chất lượng cao với 5.179ha, nuôi vịt đẻ hướng an toàn sinh học; trồng xen vườn tạp tại xã Long Sơn, Kim Hòa; hỗ trợ mô hình nuôi tôm càng xanh xã Mỹ Hòa; trồng ớt chỉ thiên; trồng hoa lài; nuôi bò sinh sản; hỗ trợ đầu tư chăn nuôi bằng đệm lót sinh học; nuôi tôm sú, tôm thẻ kết hợp cá rô phi và đã thành lập được 255 tổ hợp tác sản xuất...

Theo ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang, đến nay, huyện có 4/13 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM là xã Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, Hiệp Mỹ Đông và Kim Hòa; xã Vinh Kim đạt 15 tiêu chí; xã Hiệp Mỹ Tây đạt 14 tiêu chí; 2 xã đạt 13 tiêu chí; các xã còn lại đạt 11 - 12 tiêu chí; có 22.135 hộ đạt đủ 8 nội dung hộ NTM (chiếm 66,9%); có 29/96 ấp được công nhận ấp NTM; đường giao thông nông thôn cơ bản được bê tông hóa, có 98,6% hộ sử dụng điện; 92% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; có 7/8 xã vùng đồng bào Khmer có chợ.

14-28-49_dscn4844
Mô hình trồng màu chuyên canh phủ bạt của chị Kiên Sô Pha ở ấp Chông Bát (xã Nhị Trường, Cầu Ngang)

“Diện mạo nông thôn vùng đồng bào Khmer sinh sống có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người từ 14,8 triệu đồng người (năm 2011) lên gần 27 triệu đồng/người, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 26,86% (năm 2011) xuống còn 11,3%”, ông Mậu nói.

Theo PHƯƠNG NGHI/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay52,745
  • Tháng hiện tại757,858
  • Tổng lượt truy cập90,821,251
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây