Học tập đạo đức HCM

Người cao tuổi chung tay xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 26/08/2016 11:18
Sau 5 năm thực hiện chương trình người cao tuổi (NCT) chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM), đã có 3 triệu lượt NCT được tập huấn về nội dung bảo vệ môi trường và xây dựng NTM. NCT cả nước đã tích cực vận động con cháu góp trên 12 triệu m2 đất để mở đường, xây dựng trường học và các công trình văn hóa; trên 6 triệu ngày công và hàng nghìn tỷ đồng bảo vệ môi trường, xây dựng các công trình phúc lợi khác.

Hiệu quả thiết thực


Hội viên NCT cả nước đã góp tiếng nói quan trọng trong việc vận động người dân góp đất, góp sức xây dựng NTM - Ảnh: HM


Trung ương Hội NCT Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hai Chương trình “Bảo vệ môi trường" và "Xây dựng NTM”. Ngay sau khi chương trình phối hợp được ký kết, Hội NCT Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội triển khai thực hiện ở các cơ sở Hội. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Người cao tuổi của tỉnh với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về người cao tuổi tham gia xây dựng NTM. Có 55 tỉnh, thành phố đã ký kết chương trình phối hợp giữa Hội NCT tỉnh với Sở Tài nguyên và Môi trường về người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường. Ngay sau khi triển khai, hai chương trình do Hội phát động đã sớm đi vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong hội viên. Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên NCT, các nội dung về xây dựng NTM và bảo vệ môi trường đã được lồng ghép vào các chương trình hành động hằng năm của Hội.

Mặt khác, các cấp Hội chủ động bám sát các tiêu chí xây dựng NTM và bảo vệ môi trường trong các phong trào thi đua. Cả nước đã có hơn 2,5 triệu lượt người cao tuổi tham gia các khoá học, tập huấn về nông thôn mới và môi trường. Người cao tuổi đã tham gia đóng góp hàng vạn ý kiến vào kế hoạch, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, xây dựng qui ước, hương ước. Vận động gia đình, con cháu hiến hơn 12 triệu m2 đất, đóng góp hơn 6 triệu ngày công làm đường và hàng nghìn tỷ đồng bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và làm các công trình phúc lợi.

Các cấp Hội đã tổ chức hai hội nghị biểu dương điển hình trong cả nước và hơn 70 hội nghị khu vực, tham gia tổ chức 4 sự kiện và hoạt động môi trường cấp tỉnh, thành phố, hàng chục ngàn lượt người tham dự. Người cao tuổi gương mẫu đi đầu hưởng ứng phong trào trồng cây theo lời kêu gọi của Bác Hồ, hàng trăm triệu cây xanh đã được trồng và chăm sóc phát triển. Nhân ngày trái đất, người cao tuổi vận động gia đình, con cháu tắt hàng triệu bóng đèn tiết kiệm điện; tiết kiệm hàng triệu m3 nước hưởng ứng lời kêu gọi nhân ngày Nước thế giới…, thành lập gần 50.000 câu lạc bội, trong đó có 800 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (70% người cao tuổi, 30% người trẻ tuổi), trong đó có 40 câu lạc bộ về bảo vệ môi trường giảm nhẹ rủi ro, thiên tai.

Nhiều NCT nêu gương sáng

 

Qua phong trào NCT chung sức xây dựng NTM đã xuất hiện nhiều cách làm hay mô hình tốt, nhiều điển hình tiên tiến như xã Phi Thông, xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; phường 7, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; xã Cổ Đông, xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội; xã Lãnh Công, xã Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc …

Đặc biệt, từ phong trào, nhiều cá nhân dù tuổi cao nhưng đã vươn lên làm giàu từ các mô hình kinh tế trang trại, gia trại được nhân dân địa phương và các cấp chính quyền đánh giá cao.

 
                                 Người cao tuổi  phát huy vai trò "tuổi cao gương sáng" trong phát triển kinh tế - Ảnh: HM


Đến nay, trong phát triển kinh tế đã có 85.021 người cao tuổi làm chủ trang trại, chủ doanh nghiệp có uy tín, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho hàng vạn lao động. Các doanh nghiệp do người cao tuổi là chủ sở hữu đã đi đầu trong các hoạt động xã hội, từ thiện thông qua các hoạt động gây quỹ hàng ngàn tỷ đồng, tổ chức sản xuất thân thiện với môi trường. Có 319.265 người cao tuổi được các tổ chức Hội bầu là “Người cao tuổi sản xuất giỏi, thân thiện với môi trường”...hơn 6.000 tập thể, cá nhân được các cấp, các ngành khen thưởng trong phong trào bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

Đó là ông Phạm Bá Thìn ở thôn Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Dù đã ở tuổi được nghỉ ngơi, nhưng ông Thìn vẫn miệt mài lao động làm gương cho con cháu. Từ những năm 1990, khi còn làm Ban chấp hành Hội cây con đặc sản huyện Hiệp Hòa, ông là một trong những người đầu tiên trong nước mạnh dạn đưa ba ba, rắn, ếch… về nuôi. Với bản tính cần cù, ham học hỏi, ông có cách chăm sóc hiệu quả để các con nuôi cho thu hoạch bền vững. Cùng với đó, ông đã đi nhiều nơi để học cách chiết, ghép các loại cây ăn quả, cây cảnh. Hiện nay, tổng lợi nhuận từ vườn ao cá, ba ba và vườn ươm cây ăn quả, vườn hoa cây cảnh của ông thu từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

Với suy nghĩ, người cao tuổi làm kinh tế không phải chỉ làm giàu cho mình mà còn tạo điều kiện giúp đỡ người khác, nên ông đã thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật chăn nuôi con đặc sản và trồng cây ăn quả, cây cảnh. Trong gia đình, ông là người ông, người cha gương mẫu, luôn nhắc nhở con cháu làm giàu bằng sức lao động, sống có nghĩa có tình, xây dựng gia đình văn hóa...

Ông rất nhiệt tình với các hoạt động của Hội và là tấm gương sản xuất giỏi. Siêng năng, làm kinh tế giỏi và sống nghĩa tình, ông Phạm Bá Thìn là tấm gương "tuổi cao gương sáng" được người dân xung quanh mến phục.

Hay như ông Tô Minh Lắm, 68 tuổi, Chi hội trưởng, Chi hội Người Cao tuổi ấp Ngô Kim, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Bằng ý chí và nghị lực của bản thân ông đã xây dựng và làm giàu thành công từ mô hình nuôi trồng thủy sản.

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở vùng đất phèn mặn tỉnh Bạc Liêu, cuộc sống của gia đình ông Lắm và những người dân trong vùng đều nghèo khó. Bản thân ông là một cựu chiến binh, với ý chí, nghị lực, phẩm chất của người lính cụ Hồ, ông Lắm luôn suy nghĩ, tìm tòi những mô hình mới để có thể thoát khỏi đói nghèo từ chính mảnh đất quê hương.

Năm 2000, khi Đảng, Nhà nước có chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo mô hình nuôi trồng thủy sản. Với một số vốn tích lũy được, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư cải tạo đất ruộng để xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản. Ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc thủy sản do địa phương phát động, nhờ vậy, mô hình kinh tế của gia đình ông ban đầu đều đạt hiệu quả cao. Mỗi năm trừ tất cả các chi phí, gia đình ông Lắm thu về hơn 300 triệu đồng tiền lãi.

Từ năm 2010 đến nay, khi có hệ thống kênh thủy lợi khá hoàn chỉnh, thị trường có thêm giống lúa chịu mặn, gia đình ông Lắm lại chuyển mô hình đa canh vừa nuôi tôm sú vừa trồng lúa. Giai đoạn năm 2013 - 2014, sau hai vụ tôm sú và trồng lúa gia đình thu về gần 1 tỷ đồng từ mô hình sản xuất đa canh, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương. 

Hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông đã tự nguyện hiến 6 nghìn m2 đất ruộng để Nhà nước làm đường giao thông nông thôn. Năm nào ông cũng dành 10 triệu để xây dựng Quỹ an sinh xã hội, trợ giúp những gia đình nghèo có con lên đường làm nghĩa vụ quân sự...

Cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia về NCT tham gia xây dựng NTM, chương trình người cao tuổi bảo vệ tài nguyên và môi trường đã được các cấp Hội quan tâm và thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Hội NCT trong suốt 5 năm qua. Chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng, phát huy được trí tuệ, sở trường, kinh nghiệm của NCT nhanh chóng đi vào cuộc sống. Hội NCT và các hội viên đã có những đóng góp tích cực, quan trọng có hiệu quả vào thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM ở gần 1.500 xã, 05 huyện nông thôn mới giai đoạn 2011-2015./.
 

Theo: Hoàng Mẫn/dangcongsan.vn

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,964
  • Tổng lượt truy cập90,863,357
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây