Học tập đạo đức HCM

Người nông dân làm trung tâm xây dựng NTM

Thứ tư - 20/07/2016 04:10
Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm cho khoảng cách chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn của Thủ đô dần thu hẹp.

 

Gặt hái quả ngọt

Bộ mặt nông thôn ngoại thành Hà Nội nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp. Thu nhập, điều kiện sống và nhất là điều kiện làm việc của người nông dân được cải thiện không ngừng.

Việc đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp đã giải phóng sức lao động nặng nhọc cho hàng triệu bà con. Cảnh còng lưng, sấp mặt đi cấy hay cầm liềm đi gặt dần dần rơi vào dĩ vãng. Cảnh người làm thay trâu, thay bò cũng trở nên hiếm hoi.

Thành phố mạnh mẽ đầu tư vào 9 khâu cơ giới hóa trong hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt, Hà Nội đã mua sắm được 932 máy làm đất, 246 máy cấy, 462 máy phun thuốc bảo vệ thực vật (nâng mức độ cơ giới hóa trong khâu phun thuốc trừ sâu tăng từ 15,3% lên 28,8%).

Đặc biệt 410 máy gặt đập liên hợp đã đưa mức độ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa của Hà Nội chỉ trong vòng 3 năm từ 7,8% tăng lên 45,5%.

Về chăn nuôi, đã bổ sung 550 máy vắt sữa cho bò, đầu tư hơn 400 hệ thống ăn bán tự động, uống tự động cho gà giúp nâng mức độ cơ giới hoá tăng từ 18,4% lên 31,5%.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã tổng kết, định hướng: "Lấy người nông dân làm trung tâm trong triển khai mọi công việc từ quy hoạch, đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, chăm lo sức khỏe, giáo dục, văn hóa... được thực hiện trên cơ sở tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để người dân thấy rõ lợi ích của mình”.

Hệ thống đê điều, kênh mương thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ cho sản xuất được ưu tiên, đầu tư, nâng cấp ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Khắc phục yếu kém

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, việc thực hiện Chương trình NTM của Hà Nội trong thời gian qua phải thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, phạm vi hộ gia đình, mức độ ứng dụng công nghệ cao còn thấp nên năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Việc hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn yếu.

Lực lượng lao động nông nghiệp trình độ còn thấp và ngày càng bị già hóa. Nguồn lực đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình vào sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM ở một số huyện chưa quyết liệt, thiếu sáng tạo và thiếu nguồn lực đầu tư nên kết quả chưa cao, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, còn có sự chênh lệch lớn về kết quả thực hiện giữa các địa phương.

Đời sống của nhân dân ở một số vùng thuần nông, xa trung tâm, nhất là các xã vùng dân tộc miền núi còn khó khăn. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp (35,5%), việc cấp giấy chứng nhận ruộng đất sau dồn điền đổi thửa còn chậm, môi trường các làng nghệ bị ô nhiễm nặng chưa được khắc phục…

Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trong 5 năm tới trên 80% số xã đạt chuẩn NTM, thu nhập của nông dân đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 100%...

 Khó khăn, thách thức là không hề nhỏ bởi số tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, khối lượng thực hiện lớn, cần nhiều kinh phí trong khi nguồn lực trong dân còn hạn chế, đấu giá đất để huy động nguồn lực khó khăn, nợ đọng xây dựng cơ bản một số nơi còn nhiều…

Tuy vậy, nếu biết cách khơi gợi đúng sức của toàn dân thì khó khăn mấy cũng bị san bằng tất cả.

Theo Vân Đình/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Hôm nay52,818
  • Tháng hiện tại849,516
  • Tổng lượt truy cập90,912,909
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây