Rất ít người dân miền núi được sử dụng nhà vệ sinh như thế này. |
“Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, song song với việc phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất, một vấn đề nên làm và rất bức thiết cần được chú trọng, đó là việc quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của mỗi người dân, mỗi gia đình. Khi các gia đình đều sạch sẽ, phong quang, thì xã, bản mới đổi thay về diện mạo được” - đó là lời của anh Hoàng Chí Tình - Phó Chủ tịch xã San Thàng (thị xã Lai Châu) khi nhắc đến xây dựng nông thôn mới ở xã này.
Bản Mới (xã San Thàng) cũng là một trong số ít những bản hầu hết các gia đình đã làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuy chưa phải nhà nào cũng có nhà tiêu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh sạch sẽ song chỉ riêng sự thay đổi trong nhận thức mỗi gia đình cũng đã góp phần làm môi trường xã, bản sạch, đẹp hơn nhiều.
Với một tỉnh miền núi như Lai Châu, trình độ dân trí của người dân còn thấp thì từ những việc nhỏ như: xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng chuồng trại gia súc, gia cầm xa nguồn nước, nơi ở cũng cần phải có chiến lược lâu dài, bền vững và việc xây dựng nông thôn mới mới sớm đạt được tiến độ đề ra. Nâng đời sống của người dân lên một mức mới - đó không chỉ là sự đổi mới về kinh tế, thay đổi diện mạo của một xã, bản mà còn là thay đổi cách sống, đưa bà con tiến gần đến văn minh, giàu đẹp.
Mây Trắng
Theo suckhoedoisong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã