Báo cáo tại hội nghị, ông Đào Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên cho biết, việc triển khai thí điểm đặt hàng đào tạo và nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2010 – 2012, tổ chức thí điểm đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp cho đối tượng thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế và thí điểm các mô hình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn tại các địa phương trong cả nước.
Giai đoạn 2013 -2017 là tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn có hiệu quả. Kết quả, trong giai đoạn 2010 -2012, đã có 26 trường (gồm 24 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp) tham gia đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ trung cấp, cao đẳng với số nghề đào tạo là 37 nghề.
Tăng cường đào tạo nghề giúp lao động nông thôn có thu nhập ổn định. Ảnh minh họa. Nguồn Hà Nội mới |
Tỷ lệ lao động nông thôn được học nghề đạt 86% chỉ tiêu kế hoạch. Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã lựa chọn các cơ sở đào tạo nghề đủ điều kiện đặt hàng triển khai thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, kết thúc giai đoạn, đã có 15.085 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới ba tháng.
Đối với việc triển khai nhân rộng mô hình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới ba tháng cho lao động nông thôn, kết thúc giai đoạn 2013 – 2017, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đúc rút và triển khai thực hiện các quy trình tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương.
Các mô hình đào tạo đã được xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện gồm mô hình đào tạo phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo yêu cầu về vị trí việc làm của doanh nghiệp và được doanh nghiệp tuyển dụng theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm; mô hình đào tạo tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn, làng nghề, hình thành các tổ, nhóm sản xuất; mô hình đào tạo nghề máy trưởng, thuyền trưởng hạng IV cho ngư dân; mô hình cơ sở đào tạo phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật theo yêu cầu vị trí việc làm tại doanh nghiệp và được doanh nghiệp tuyển dụng theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm; mô hình doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho người khuyết tật theo vị trí việc làm để tuyển dụng việc làm trong doanh nghiệp theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm; mô hình đào tạo giáo viên, người dạy nghề giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn do Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội đề xuất; mô hình đào tạo nghề và kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn do Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội đề xuất.
Nhìn chung, công tác thí điểm và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc bất cập trong triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó đề xuất chỉnh sửa chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ một phần giúp địa phương hình thành các vùng sản xuất, vùng chuyên canh, cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp.
P.D
Nguồn: laodongthudo.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã