Dự án thực hiện trên 12 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An, và TP. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gia súc gia cầm, dự án thực hiện hỗ trợ các linh vực: đào tạo chăn nuôi theo quy trình an toàn, hỗ trợ các cơ quan quản lý, ngành trung ương và địa phương cải thiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực xét nghiệm các sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn của ngành đề ra; giúp các cơ quan thú y kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình an toàn thực phẩm từ trang trại đến lò mổ và các chợ bán thực phẩm tươi sống.
Sau hơn 4 năm thực hiện, dự án đã có những thành công bước đầu, giảm tỷ lê chết xuống còn 11,8%, hiệu quả kinh tế tăng từ 9-23%, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho những hộ chăn nuôi theo mô hình khuyến khích thực hành chăn nuôi an toàn trong vùng ưu tiên. Đồng thời, nhận thức của người chăn nuôi trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và năng suất cao, bảo đảm an toàn.
Là một trong những địa phương được thực hiện dự án, đại diện Ban quản lý dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai chia sẻ, việc áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn đã giảm tỷ lệ chết của vật nuôi 30%, rút ngắn thời gian vỗ béo 15%, tăng số lượng đàn vật nuôi của nông hộ 15% và hạ giá thành sản phẩm từ 10 - 15%, hỗ trợ sử dụng hệ thống trộn cám giúp tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi. Chỉ với hơn 1 nghìn hộ chăn nuôi đang áp dụng quy trình VietGAP nhưng đã tạo được các mô hình chăn nuôi an toàn làm tiền đề nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người chăn nuôi áp dụng VietGAP.
Cùng chung quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Anh Tuấn- Phó giám đốc Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm - cho rằng, từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi là một quá trình, do vậy, cần có thời gian đủ dài để những tác động này có hiệu quả thực tế. Để nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án, tăng cường tính bền vững, tiếp tục phát huy và nhân rộng các kết quả trên tại các tỉnh, ông Tuấn kiến nghị: Cục Chăn nuôi cần phối hợp với các bên liên quan chỉnh sửa bổ sung hoàn thiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho lợn, gà và quy trình đánh giá cấp giấy chứng nhận sản phẩm chăn nuôi theo quy trình VietGAP nông hộ. Sau khi chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiên hai quy trình này, đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, phê duyệt để thực hiện trên phạm vi cả nước.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Hiện nay, chăn nuôi nông hộ đang giữ vai trò quan trọng với số lượng hộ chăn nuôi chiếm 60- 65%, đóng góp sản lượng 55%. Việc triển khai mô hình chăn nuôi tốt sẽ đem lại hiệu quả thực sự, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN&PTNT trên cả 4 phương diện: số hộ chăn nuôi, phương thức, ngành hàng và giống. |
Nguyễn Hạnh
theo baocongthuong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã