Các nhóm nòng cốt đã phát huy vai trò đầu tàu trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới.
Xác định việc xây dựng các nhóm nòng cốt có vai trò quan trọng trong việc vận động nhân dân tham gia các phong trào ở địa phương, Ban thường trực Ủy ban MTTQ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã hướng dẫn cụ thể đến từng địa phương, thành lập các nhóm nòng cốt. Tại mỗi khu dân cư, nhóm nòng cốt được hình thành từ những người có uy tín, tâm huyết, am hiểu pháp luật, có khả năng tuyên truyền, thuyết phục và tinh thần trách nhiệm cao để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
Đến nay toàn huyện Lập Thạch đã thành lập được hơn 200 nhóm nòng cốt. Mỗi nhóm có từ 10 đến 13 thành viên bao gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn, ban công tác Mặt trận, các hội đoàn thể như nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, người cao tuổi... tham gia. Qua tuyên truyền, các nhóm nòng cốt đã vận động nhân dân hiến được hơn 30 nghìn m2 đất, hàng chục nghìn ngày công lao động xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, các công trình công cộng.
Còn tại huyện Yên Lạc qua hoạt động các nhóm nòng cốt đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong việc tuyên truyền, tổ chức vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, nhân dân thấy được tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phát huy nội lực của cộng đồng cùng chung sức. Từ các nhóm nòng cốt điểm tại 3 xã Liên Châu, Nguyệt Đức và Yên Đồng, toàn huyện đã thành lập 146 nhóm nòng cốt ở 16/16 xã, thị trấn được tổ chức hoạt động thường xuyên, liên tục, kể cả các xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn nhằm giữ vững các tiêu chí đã đạt được.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Tuấn Khanh cho biết, từ hoạt động hiệu quả của 81 nhóm nòng cốt điểm tại các huyện, thành phố, MTTQ tỉnh đã triển khai nhân rộng mô hình này đến 100% khu dân cư với 1.385 mô hình nhóm nòng cốt. Thông qua việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phong trào nông thôn mới đã lan tỏa rộng khắp toàn tỉnh với sự tham gia tích cực của người dân trong hiến đất, hiến công, vật tư xây dựng đường giao thông nông thôn nội đồng, nhà văn hóa thôn, các công trình công cộng. Đến nay nhân dân đã tự nguyện hiến 1.000.339 m2 đất và góp hơn 350 nghìn ngày công lao động, gần 590 tỷ đồng cho Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt phong trào vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, mở rộng nhà văn hóa tạo được sự lan tỏa rộng khắp và hưởng ứng của đông đảo người dân. Tại huyện Vĩnh Tường nhân dân đã hiến 77.384 m2 đất, đóng góp 5.67 ngày công, huyện Tam Dương qua vận động nhân dân đã hiến hơn 58.000 m2 đất và 65.000 ngày công lao động cho chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang, sau gần 8 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tích cực vào cuộc phối hợp cùng các cấp, các ngành, các tổ chức thành viên tạo khí thế thi đua sôi nổi. Đến nay toàn tỉnh đã có 95/112 xã đạt 19 tiêu chí trong đó có 83 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 74,1%) và 2 huyện Yên Lạc, Bình Xuyên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
“Trong năm 2018, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu sẽ có tổng số 104/112 xã và 4 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới” - ông Vũ Chí Giang thông tin.
Trung Hiếu/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã