![]() |
Đào tạo nghề mây tre đan cho người lao động tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Ảnh: Thái Hiền |
Về việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, ông Quan Văn Thỉnh, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai cho rằng, vấn đề cốt lõi là phải tìm được thế mạnh và đặc thù của từng vùng để thực hiện. Còn nếu cứ làm theo phong trào, dạy nghề tràn lan sẽ không hiệu quả. Không ít thôn, xã mở lớp đào tạo nghề đan nón, thêu ren... cho nông dân nhưng không phát huy hiệu quả. "Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái đa canh, mô hình lúa chất lượng cao là thế mạnh của Thanh Văn. Chúng tôi sẽ làm theo hướng này để nâng cao thu nhập cho nông dân. Còn phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong điều kiện như ở Thanh Văn sẽ rất khó" - ông Thỉnh cho biết. Đề cập đến tiêu chí nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ông Khuất Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất phân tích: Mặc dù là xã nông nghiệp nhưng Đại Đồng có đến 265ha đất nằm trong quy hoạch đô thị sinh thái, chỉ còn gần 63ha đất canh tác nằm rải rác ở các thôn nên sẽ rất khó để phát triển trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn nâng cao giá trị thu nhập. Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người ở Đại Đồng đạt 17 triệu đồng, sẽ rất khó nâng lên 25 triệu đồng/người/năm như đã đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn còn 7,1%, (193 hộ). Đa phần hộ nghèo nằm trong diện gia đình già cả neo đơn, bệnh tật hiểm nghèo. Với các hộ nghèo trong độ tuổi lao động hoặc không ốm đau thì còn có thể có giải pháp, còn các hộ nghèo trong diện bệnh tật và ngoài độ tuổi lao động sẽ rất khó thoát nghèo - ông Nhân chia sẻ. Ngay như ở một xã có làng nghề, thu nhập khá như Phùng Xá (Mỹ Đức), Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Kiên cũng phải thừa nhận, khi xây dựng NTM, vấn đề giảm nghèo, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân một cách bền vững tại địa phương cũng đang gặp khó khăn. Phùng Xá có nghề dệt truyền thống nhưng do kinh tế suy giảm, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm nên số người không có việc làm thường xuyên cao, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 3,1%. Hầu hết các xã thuần nông, không có nghề phụ, thu nhập của người dân không ổn định. Thực tế, thời gian làm nông nghiệp của nông dân ở những xã thuần nông chỉ chiếm khoảng 30%, số thời gian còn lại họ xoay xở tìm kiếm mọi việc để tăng thu nhập cho gia đình nhưng cũng rất bấp bênh.
![]() |
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng đúng hướng sẽ góp phần nâng cao thu nhập, giúp nông dân ổn định cuộc sống. Ảnh: Thái Hiền |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố