Học tập đạo đức HCM

Những cánh đồng 250 triệu trên vùng "đất thép"

Thứ hai - 27/04/2015 21:32
Từ một vùng đất bị cày xới bởi hàng ngàn tấn bom đạn qua hai cuộc chiến tranh, giờ đây sau 40 năm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” lao động, Củ Chi đất thép thành đồng (TP.HCM) đã lột xác, với hàng ngàn cánh đồng trên 200 triệu đồng/ha/năm.

L.T.S: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tại khắp các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam, đã hình thành rất nhiều vùng căn cứ địa cách mạng. Sau hơn 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều vùng, khu căn cứ cách mạng đã thay da đổi thịt. Tuy không phát triển bằng những đô thị bởi những yếu tố khách quan về địa lý, kinh tế… nhưng nhìn chung cuộc sống của người dân ở những vùng này đã phát triển nhiều mặt- kinh tế, giáo dục, y tế, đời sống vật chất ngày được nâng cao. Vùng đất thép Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), vùng căn cứ cách mạng Lộc Ninh (Bình Phước)... là những điểm sáng như thế. 

Hết tàn tích chiến tranh

Cách trung tâm thành phố 70km về phía Tây Bắc, Củ Chi là huyện ngoại thành lớn nhất TP.HCM. Nếu như sau năm 1975, Củ Chi “ôm” hàng trăm ngàn tấn bom đạn, hàng chục ngàn ha đất hoang hóa thì giờ đây Củ Chi đã hình thành 3 trung tâm công nghiệp tập trung: Tây Bắc Củ Chi, Tân Quy và Tân Phú Trung với tổng diện tích 1.260ha, giải quyết việc làm cho cả trăm ngàn lao động. Các cụm công nghiệp này không chỉ tạo ra “cú hích” thay đổi căn bản về kinh tế địa phương mà còn làm thay đổi cách nghĩ cách làm, vốn đã ăn sâu bám rễ bao thế hệ người dân nơi đây.

Phó Bí thư Thành ủy Võ Văn Thưởng (trái) thăm mô hình trang trại hoa lan công nghệ cao tại Củ Chi. Ảnh: T.Đ
Phó Bí thư Thành ủy Võ Văn Thưởng (trái) thăm mô hình trang trại hoa lan công nghệ cao tại Củ Chi. Ảnh: T.Đ
Sau công nghiệp hóa, có thể thấy một trong những thế mạnh của Củ Chi lúc này là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nếu như trước đây với với tập quán cũ của nông dân là “độc canh năng suất bấp bênh” thì giờ đây được thay vào đó là đa canh đa con, với các loại cây con có giá trị thương phẩm cao trên thị trường như hoa lan, cây kiểng, rau sạch... Hiện giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp ở Củ Chi đã tăng từ 132 triệu đồng/năm (năm 2009) lên mức 258 triệu/năm (năm 2015). Cá biệt, đối với hộ trồng hoa lan, giá trị sản xuất có thể đạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, trồng rau an toàn đạt mức 400 triệu đồng/ha/năm.

Nghề nuôi bò sữa cũng được xem là chủ lực trong nông nghiệp của huyện ở thời điểm hiện tại với 65.000 con bò sữa cho sản lượng 550 tấn sữa/ngày. Từ vật nuôi này, đã giải quyết cho hàng ngàn hộ dân nơi đây đổi đời, vươn lên khá giả.

Thay đổi diện mạo

Quan điểm

Ông Lê Minh Tấn – Chủ tịch UBND huyện Củ Chi

 Nếu như trước đây người dân Củ Chi chỉ tính cái ăn, cái mặc từng ngày, thì bây giờ, nhất là khi hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân đã biết ăn ngon, mặc đẹp; đời sống được nâng cao, được thụ hưởng các điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu. 
Không những thế, theo ông Thái Quốc Dân – Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT TP.HCM, thế mạnh của Củ Chi còn là phát triển nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch sinh thái. Nông dân Củ Chi đã biết quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, xen canh để phục vụ du lịch như vùng trồng cây ăn trái xã Trung An, các khu chuyên canh trồng rau an toàn, nuôi cá sấu, nuôi bò sữa… Cũng cần phải nói thêm, việc Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao đặt tại xã Phạm Văn Cội với 88ha chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại cây con có giá trị kinh tế là một lợi thế cho sự phát triển nông nghiệp của Củ Chi. Trong tương lai, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm Công nghệ sinh học với quy mô 500ha, Nhà máy sữa Củ Chi với công suất 40.000tấn sữa/năm. Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Lê Minh Tấn cho biết thời gian trước cuộc sống nhân dân Củ Chi thiếu thốn trăm bề, nhưng bằng tất cả tinh thần trách nhiệm với làng quê của mình người dân Củ Chi đã cật lực lao động để vượt qua khó khăn, đói nghèo và làm thay đổi diên mạo nông thôn rất nhiều.

Bà Trần Lê Thanh Huyền – Chủ vườn lan Huyền Thoại (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM) thổ lộ, đã qua rồi những ngày nông dân “đất thép” phải sống kham khổ, thay vào đó, hiện người dân Củ Chi đã có điều kiện để tận hưởng những điều sống tốt hơn.

Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm244
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại726,687
  • Tổng lượt truy cập90,790,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây