Học tập đạo đức HCM

Những kinh nghiệm cực quý để phát triển du lịch nông nghiệp

Thứ sáu - 30/03/2018 20:48
“Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch mang đến sự trải nghiệm cho du khách về các phương thức sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân địa phương có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư tại các khu vực nông thôn” – sau hơn 10 năm thực hiện du lịch nông nghiệp, ông Trần Ngọc Tiến – Công ty Du lịch Ngôi sao Ninh Bình cho hay.

Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ du lịch quốc tế VITM 2018, chiều 30.3, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”.

 nhung kinh nghiem cuc quy de phat trien du lich nong nghiep hinh anh 1

Chiều 30.3, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”. Ảnh: Lê Hiếu

Tại hội thảo, Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng biên tập báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt – đã giới thiệu đến các vị đại biểu và khách mời cũng như đông đảo đại diện cơ quan thông tấn báo chí nhiều mô hình rất hay và thú vị trong việc kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp.

Cũng tại đây, đại diện một số công ty, doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong khắp cả nước đã có cơ hội để giao lưu, chia sẻ, phát triển kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Theo TS. Ngô Kiều Oanh – Giám đốc Công ty TNHN ATC Việt Nam, Chủ trang trại Đồng quê Ba Vì (Hà Nội) cho rằng, giống như ngành nông nghiệp, du lịch nông nghiệp phải có những mô hình. “Nếu chúng ta không làm mô hình thì chúng ta không thể biết được sản phẩm nông nghiệp xuất phát từ đâu, đi thế nào và thành phẩm ra sao, cho nên chúng tôi đã quyết định làm du lịch nông nghiệp trên vùng đất Ba Vì” – TS Oanh nói.

TS Oanh cho hay, khi nghiên cứu, công ty của bà nhận thấy vùng đất Ba Vì có rất nhiều lợi thế, đặc biệt là có nhiều nơi người dân đã làm nông nghiệp truyền thống rất lâu đời như làng chè Ba Trại, làng Việt cổ Đá ong Đường Lâm, làng thảo dược người Dao Ba Vì, các trang trại nông hộ nuôi bò sữa Vân Hòa Ba Vì,… 

Bên cạnh đó, điều kiện thiên nhiên rất tươi đẹp với các làng xóm thôn quê có diện tích rộng rãi rất thuận tiện cho việc tổ chức các hình thức du lịch nông nghiệp với nhiều loại sản vật khác nhau. Do đó công ty của bà đã quyết định đầu tư du lịch nông nghiệp vào bốn làng nghề truyền thống trên. Một phần để lưu giữ nét văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương, phần để quảng bá và tạo nét “văn hóa” du lịch mới mang lại hiệu quả cao.

 nhung kinh nghiem cuc quy de phat trien du lich nong nghiep hinh anh 2

TS Ngô Kiều Oanh – Giám đốc Công ty TNHH ATC Việt Nam, Chủ trang trại Đồng quê Ba Vì (Hà Nội) phát biểu trong hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”. Ảnh: Trọng Hiếu

Chia sẻ tại hội thảo, TS Oanh nhấn mạnh: “Yếu tố hàng đầu của một sản phẩm du lịch là sức hấp dẫn khách du lịch. Đối với du lịch nông nghiệp, lịch sử và văn hóa hình thành sản vật giữ một vai trò chính yếu. Để tạo ra các sản vật mang tính hàng hóa nên mỗi sản vật đều có lịch sử về nguồn gốc, lịch sử văn hóa canh tác, nuôi trồng, sơ chế, chế biến và quá trình thương mại hóa sản phẩm. Do đó, cần chú trọng đến việc lưu giữ và phát triển văn hóa truyền thống của các địa phương”

Đồng quan điểm với TS Oanh, ông Trần Ngọc Tiến – Công ty Du lịch Ngôi sao Ninh Bình khẳng định: “Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch mang đến sự trải nghiệm cho du khách về các phương thức sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân địa phương có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư tại các khu vực nông thôn”.  

Theo đó, ngay từ khi thành lập Công ty Ngôi Sao đã định hướng sản phẩm du lịch cốt lõi của doanh nghiệp là các sản phẩm du lịch nông nghiệp. Công ty đã xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của mình với hai sản phẩm chính đó là: các tour “Du khảo đồng quê”  và các hoạt động trải nghiệm “Một ngày làm nông dân”. Đây là các tour khám phá dưới loại hình  du lịch “homestay’, du lịch cộng đồng với những hoạt động thường nhật mà du khách được trải nghiệm “cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt” với người dân địa phương như bắt cua, đi cấy... 

 nhung kinh nghiem cuc quy de phat trien du lich nong nghiep hinh anh 3

Khách du lịch nước ngoài tham gia cấy lúa tại làng cổ Đường Lâm

Có thể nói, sau hơn 10 năm thực hiện, ông Tiến đã nhận thấy tầm quan trọng của việc lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống trong việc phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp. Qua đó, ông Tiến mong rằng Nhà nước, chính quyền địa phương sớm ban hành những quy định, quy chế nhằm bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, trong đó khuyến khích việc khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là các làng nghề thủ công truyền thống.

Đối với sản phẩm du lịch nông nghiệp ông Tiến đánh giá: “Đây là một mô hình du lịch còn khá mới mẻ nhưng du lịch nông nghiệp hứa hẹn sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh trong tương lai nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân địa phương - “nhân tố cốt lõi”, các công ty lữ hành - “cầu nối” và các cấp chính quyền - “đòn bẩy”. Đặc biệt là sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong xây dựng hạ tầng, đào tạo nghề cho người dân trong vùng để mang lại thu nhập cho người dân khi phát triển du lịch.

Chiều 30.3.2018, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”.

Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam lần thứ 6 - VITM 2018, hội thảo nhằm thảo luận, đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đồng thời bàn về giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác hiệu quả mô hình du lịch nông nghiệp; tạo diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch và truyền thông để hoạt động du lịch nông nghiệp có sự phát triển đột phá, hiệu quả.
Hơn 150 đại biểu đại diện Tổng cục Du lịch, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND và Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới T.Ư, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành... đã tham dự hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện các Sở VHTTDL Quảng Nam, Lâm Đồng, An Giang, các công ty lữ hành Vidotour, Saigontourist, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội phát triển du lịch nông nghiệp Đài Loan... đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, canh nông, làng nghề… gợi mở hướng khai thác tiềm năng, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc sắc của từng địa phương, đồng thời cũng nêu những đề xuất, kiến nghị góp phần tháo gỡ những “nút thắt” của du lịch nông nghiệp Việt Nam

Thành An/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại724,977
  • Tổng lượt truy cập90,788,370
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây