Học tập đạo đức HCM

Nông dân nước ngoài 'dùng' vịt trừ sâu trong canh tác cây lúa

Thứ tư - 04/04/2018 23:05
Kỹ thuật trồng lúa xưa kia đã được khôi phục lại nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Những người nông dân Nhật Bản và Pháp đã tiến hành sử dụng những chú vịt thay thế thuốc BVTV của ông cha xưa kia.
Người nông dân Nhật Bản đã tìm lại được kỹ thuật trồng lúa cổ truyền giúp tăng sản lượng mà không cần phải sử dụng hoá chất.
 
Một nông dân Nhật đang phun thuốc bảo vệ thực vật trên một cánh đồng lúa thuộc quận Chiba, Nhật Bản Ảnh: Andy Rain
 
Takao Furuno, 61 tuổi, đã trồng lúa và lúa mỳ mà không sử dụng hóa chất trên trang trại 6 ha của mình ở làng Keisen, trên đảo Kyushu của Nhật Bản.

Ông đã khám phá ra kỹ thuật trồng lúa cổ đại liên quan đến việc sử dụng vịt. Hàng chục chú vịt được nuôi trong nông trại, 'làm nhiệm vụ' tuần tra các cánh đồng lúa. Chúng ăn côn trùng và cỏ dại mà không chạm vào cây lúa. Hoạt động lội nước của chúng giúp oxy hóa nước và xới đất. Phân của chúng là nguồn phân bón tự nhiên.
Furuno đã cắt giảm chi phí sản xuất và tăng sản lượng lên khoảng 1/3 so với các hàng xóm của mình, những nguời sử dụng phân bón hóa học. Đồng thời ông cũng có nguồn thu từ bán vịt.

Khoảng 10.000 nông dân Nhật đã mua The Power of Duck [sic], cuốn sách mà ông xuất bản năm 2000.
Ảnh Internet
 
Năm 2011, kỹ thuật này đã được thử nghiệm thành công tại Camargue, miền Nam nước Pháp. 
Hiện nay, theo Bernard Poujol - người nông dân Pháp, ông tin rằng những chú vịt sẽ mang lại nhiều hy vọng cho những cánh đồng lúa. Ông cho biết, những chú vịt này ăn côn trùng và cỏ dại mà không chạm tới cây lúa. Mùa đông là mùa canh tác lúa và xung quanh chúng ta có rất nhiều cỏ dại mọc - ông cho hay. Hầu hết chúng là các mầm cỏ dại. Những mầm đã được các chú vịt ăn sẽ không mọc lại nữa vào năm sau.
Tuy nhiên có một vấn đề đó là những chú vịt này sau 1 năm trở nên rất béo và chúng bắt đầu giẫm lên những cây lúa. Chính vì vậy, Bernard phải thay thế chúng và những chú vịt béo này chủ yếu được dùng để làm patê. Năm nay, Bernard tiến hành thử hành giống vịt mới có tên là Indian Runner, giống vịt này giữ được thân hình nhỏ và hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 
 
 
THU HUYỀN
(Theo The Guardian &BBC.com)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay91,039
  • Tháng hiện tại501,374
  • Tổng lượt truy cập97,729,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây