Học tập đạo đức HCM

“Nóng” gỗ nguyên liệu

Thứ sáu - 13/01/2017 08:04
Những thông tin Trung Quốc sẽ cấm toàn bộ việc khai thác gỗ thương mại rừng tự nhiên từ năm 2017, khiến nhiều người lo ngại sẽ có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Việt Nam để mua gỗ nguyên liệu và gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước đã thiếu lại càng thiếu hụt trầm trọng. Cần nhớ, 11 tháng đầu năm 2016, Việt Nam phải nhập tới 1.627 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, trong đó phần lớn là gỗ nguyên liệu.

Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng các mặt hàng gỗ Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm thô. Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn dăm gỗ khô sang Trung Quốc, tương đương 8 triệu m3 gỗ quy tròn, khoảng 70% là gỗ keo, còn lại là gỗ bạch đàn, một số loại gỗ khác.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gần 965,8 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, tăng gần 121 triệu USD so với năm 2014; 11 tháng đầu năm 2016 xuất 903,4 triệu USD.

Đặc biệt, xuất khẩu gỗ cao su sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng gỗ cao su xẻ xuất khẩu sang Trung Quốc lớn gấp 1,4 lần cả năm 2015.

Thực tế, từ giữa năm 2016, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã sang Việt Nam lập hệ thống thu mua gỗ cao su, keo, tràm từ miền Nam ra đến miền Trung, đặc biệt ở Tây Nguyên, tạo sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp gỗ Việt. Một số doanh nghiệp trong VIFORES phản ánh: Có tới 90% lượng gỗ cao su nguyên liệu tại Tây Nguyên đã bị các công ty Trung Quốc mua dưới hình thức thuê người dân mua gỗ, trả ngay hoặc ứng trước bằng tiền mặt, đặt xưởng xẻ gỗ ngay tại địa phương. Từ tháng 9/2016 tới nay, giá gỗ cao su ở các khu vực này đã tăng tới 20 - 30%, giá nhiều loại gỗ khác cũng tăng tới 20%...

Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt như “ngồi trên đống lửa”, cuộc chiến cạnh tranh mua bán gỗ nguyên liệu khốc liệt đã nhãn tiền. Câu chuyện doanh nghiệp Trung Quốc luôn thắng trong cạnh tranh mua bán hàng hóa nông, thủy sản ngay tại thị trường Việt Nam phải chăng lại tiếp diễn với gỗ nguyên liệu?

Nhiều doanh nghiệp gỗ kiến nghị: Các cơ quan quản lý cần nhanh chóng xem xét việc đầu tư của các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc tại Việt Nam và có những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực cho doanh nghiệp gỗ Việt.


 Tags: gỗ nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại827,291
  • Tổng lượt truy cập90,890,684
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây