Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao xứ Thanh

Thứ ba - 21/02/2017 05:40
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm đảm bảo năng suất, chất lượng, đáp ứng theo thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, huyện Thọ Xuân đã tập trung triển khai nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao...

 

Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã ban hành nhiều chính sách thiết thực nhằm thu hút, vận động người dân tham gia.
 

Xu thế tất yếu

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm đảm bảo năng suất, chất lượng, đáp ứng theo thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, huyện Thọ Xuân đã tập trung triển khai nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC), kết quả bước đầu tương đối khả quan.

14-36-05_nh-2
Quy trình nhà màng của anh Lê Ngọc Đạt tại xã Xuân Khánh được đầu tư bài bản, công phu
 

Trao đổi với PV NNVN, bà Đỗ Thị Loan, Phó phòng NN-PTNT huyện Thọ Xuân khẳng định, trong bối cảnh tình trạng VSATTP đang là vấn đề hết sức cấp bách thì phát triển NNCNC là xu thế tất yếu: “Ứng dụng NNCNC có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách làm truyền thống, hiệu quả kinh tế được nâng cao rõ rệt. Thời gian tới, dựa theo tình hình thực tế huyện sẽ triển khai phương án nhân rộng quy mô diện tích, tập trung phát triển các loại cây trồng có thế mạnh nhằm tiến tới sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi bao tiêu sản phẩm bền vững”.

Không để người dân “tự bơi”, huyện Thọ Xuân chủ động ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực để tạo động lực thúc đẩy. Năm 2016 hỗ trợ 2,6 tỷ đồng, năm nay kinh phí dự kiến tăng lên 3 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2 vùng trồng cây ăn quả của xã Thọ Nguyên và Bắc Lương, mỗi đơn vị 500 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm rau an toàn, mỗi cửa hàng 150 triệu đồng; hỗ trợ tổng cộng 400 triệu đồng cho 4 mô hình sản xuất giống gai xanh AP1 với quy mô diện tích từ 10ha trở lên…

Mới áp dụng từ tháng 9/2016, mô hình trồng rau nhà lưới trên diện tích 6.000m2 tại xã Thọ Hải với sự tham gia của 8 hộ dân đã nhanh chóng phát huy lợi thế. “Bao nhiêu năm quen với cách làm truyền thống nên người dân rất ái ngại khi phải thay đổi. Cũng may được sự động viên, hướng dẫn tận tình của các cấp ngành nên chúng tôi mới có cơ hội được tiếp cận, ứng dụng NNCNC.

Với diện tích 500m2, gia đình tôi chỉ phải bỏ ra 28 triệu đồng (được nhà nước hỗ trợ thêm 55 triệu đồng) xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Áp dụng trồng rau trong nhà lưới vừa tiết kiệm thời gian chăm bón, lại hạn chế tối đa dịch bệnh, sản phẩm làm ra được người tiêu dùng chấp nhận nên hiệu quả kinh tế rất ổn định. Một năm có thể triển khai trồng 8 lứa rau, thu nhập cao hơn trồng lúa từ 3 - 4 lần”, ông Lê Công Tuấn, một chủ hộ tham gia mô hình hồ hởi cho biết.
 

Kỹ sư đầu tư lớn

NNCNC là hướng đi thiết thực, được xem là cú hích cần thiết để thay đổi. Tuy nhiên, vì mọi thứ còn quá mới mẻ, cộng với chi phí dàn trải quá lớn nên phần đa người nông dân vẫn còn tâm lý ái ngại, chưa dám đầu tư "tất tay".

14-36-05_nh-3
Mô hình nhà lưới trồng rau màu tại xã Thọ Hải bước đầu phát huy hiệu quả

 

Chính vì thế, khi anh Lê Ngọc Đạt (SN 1990, trú tại xã Xuân Khánh), cựu sinh viên Học viện Nông nghiệp VN chấp nhận bỏ ra hàng tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống nhà màng hoành tráng trên diện tích 7.000m2, quả thực đã tạo nên tiếng vang lớn.

Ít ai biết được, ngay còn ngồi trên ghế nhà trường, Đạt đã chứng minh được khả năng kinh doanh nhạy bén của mình. Từ năm 2010 - 2012, nhận thấy nhu cầu chơi hoa phong lan ngày một thịnh thành, Đạt chủ động liên hệ với Viện Nghiên cứu rau quả nhập loại cây “khó tính” này về phục vụ thị hiếu của người chơi. Là dân nông nghiệp “chính hiệu”, lại nắm bắt được sở thích và tâm lý của khách hàng nên công việc kinh doanh của Đạt càng lúc càng khởi sắc.

Không hài lòng với những gì trong tay, sau khi tốt nghiệp, Đạt táo bạo chuyển hướng kinh doanh bằng cách tiến hành nhập lan số lượng lớn từ các thị trường tiềm năng là Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan rồi phân phối đi các tỉnh thành, hoạt động theo phương thức “khách cần gì mình cung cấp cái đó”.

Vì nhiều nguyên nhân khách quan, cũng có lúc tình hình không thực sự thuận buồm xuôi gió, nhưng với khả năng xoay xở tài tình và bản lĩnh từng trải của một người dám nghĩ dám làm, mọi khó khăn dần đều được tháo gỡ nhanh chóng. Cứ thế, chỉ sau vài năm ngắn ngủi bám trụ tại Hà Nội, Đạt đã tích lũy được cho mình lưng vốn kha khá trong sự trầm trồ, thán phục của nhiều người.

Có một tương lai sáng lạn trước mắt, khá khó hiểu khi Đạt quyết tâm trở về quê gây dựng cơ nghiệp: “Tôi luôn ấp ủ giấc mơ được làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Đó là động lực lớn nhất thôi thúc tôi quay về, dù biết chặng đường phía trước còn nhiều chông gai nhưng tôi tin mình sẽ thành công”, Đạt bày tỏ.

Anh kể tiếp, mặc dù đất đai sẵn có nhưng lại nằm ở vùng trũng, sâu, do đó chỉ tính riêng khoản kinh phí san lấp mặt bằng đã “ngốn” cả núi tiền, cộng thêm 1,5 tỷ đồng đầu tư xây lắp hệ thống nhà màng phủ nilong hiện đại, công nghệ tưới nhỏ giọt Israel, hệ thống điều hòa không khí… nên chẳng mấy chốc số tiền 2,6 tỷ đồng mà anh nhọc công tích cóp bỗng chốc hết vèo.

“Ngay từ đầu tôi đã xác định, làm NNCNC không thể sớm thu hồi đồng vốn chỉ trong một sớm một chiều, mọi thứ cần phải có lộ trình, có thời gian. Hiện tại tình hình đang tiến triển tốt, với đà này thì không quá đáng lo. Trồng dưa lưới CNC dù tốn kém nhưng chủ động được việc chăm sóc, cách ly sâu bệnh gây hại, đặc biệt là đảm bảo năng suất và chất lượng VSATTP, giúp nông dân mở ra hướng sản xuất nông nghiệp bền vững”, Đạt chia sẻ.

Được biết, mô hình nhà màng ứng dụng CNC của Lê Ngọc Đạt chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2015 trên diện tích 3.000m2. Với quỹ đất nói trên, Đạt tập trung trồng chuyên canh dưa lưới Nhật Bản, mỗi năm triển khai 3 vụ, mỗi vụ kéo dài 3 tháng. Bên cạnh đó, anh còn tận dụng sản xuất thêm rau màu vụ đông và hoa phục vụ thị trường.

Áp dụng theo đúng quy trình nên chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo các yêu cầu về VSATTP, nhờ đó nhanh chóng tạo dựng được niềm tin với các đối tác. Hiện tại, nhiều hệ thống siêu thị lớn (Aeon, Mường Thanh, V+) và các chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn Thanh Hóa, Hà Nội đã đứng ra cam kết bao tiêu sản phẩm cho Đạt.

Chỉ tính riêng trồng dưa lưới (mỗi vụ trồng 5.000 cây, thu hoạch trên dưới 5 tấn quả/vụ), với giá bán dao động từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tổng doanh thu cả năm đã đạt mức trên dưới 500 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, lãi ròng khoảng phân nửa.

Nhận thấy hiệu quả rõ rệt của mô hình NNCNC mang lại, vừa qua Đạt quyết định triển khai thêm 4.000m2. Xa hơn, đến năm 2020 đặt mục tiêu nhân rộng quy mô sản xuất lên 5ha: “Từ trước đến nay, khó khăn lớn nhất của người làm nông nghiệp là gian nan tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Một khi bài toán khó đã tìm được lời giải đáp, thành công chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi”, ông chủ trẻ Lê Ngọc Đạt quả quyết.

 
Theo Việt Khánh/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập295
  • Hôm nay80,080
  • Tháng hiện tại785,193
  • Tổng lượt truy cập90,848,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây