Học tập đạo đức HCM

Nông sản Việt Nam: Bớt dựa vào thị trường Trung Quốc

Thứ ba - 17/06/2014 21:13
Do mất lợi thế về giá cũng như về chất lượng, Việt Nam đã mất nhiều thị trường quan trọng vào tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Thái Lan.
Tin tức cho hay việc mất những thị trường truyền thống này càng làm tăng thêm sự phụ thuộc của gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam gần đây cho biết là có lẽ do lo ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nên thương nhân Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam. Là quốc gia có đến 1,4 tỷ dân và không thể sản xuất đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, Trung Quốc bắt buộc phải tiếp tục nhập khẩu lương thực từ những nước như Việt Nam.
Theo RFI, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với số lượng gạo chiếm đến gần 50 % sản lượng của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập đến gần 42 % lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm nay, theo dự báo, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ lên tới 7 triệu tấn, và cứ theo đà này thì ít nhất 3 triệu tấn xuất sang Trung Quốc.
Với mức độ phụ thuộc ngày càng cao như vậy, chưa ai có thể dự báo được những rủi ro rất lớn nếu như thị trường Trung Quốc đột ngột dừng mua gạo Việt Nam, trong trường hợp căng thẳng giữa hai nước leo cao hơn nữa.
Không chỉ có gạo, mà nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trên trang mạng Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tác giả Lê Hữu Đức giải thích: “ Việt Nam đang sản xuất nông sản theo kiểu ‘mạnh ai nấy làm’: không theo những quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ, không rõ xuất xứ, nguồn gốc... chỉ có thể được chấp nhận ở thị trường Trung Quốc vốn có trình độ sản xuất và tiêu dùng tương đương. Tất nhiên là với giá thấp”.
Ngoài việc bị phụ thuộc vào thị trường, nông dân Việt Nam còn tiếp tục bị các thương lái Trung Quốc thao túng. Vào cuối tháng Ba vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam đã báo động về tình trạng nhiều thương lái Trung Quốc thu mua những mặt hàng nông sản rất đặc biệt, với giá ban đầu rất cao và tung tin đồn sẽ thu mua số lượng lớn.
Vì hám lợi, người dân đổ xô nuôi, trồng hoặc tìm kiếm những mặt hàng trên. Sau đó, những thương lái trên biến mất, khiến người dân trắng tay với những mặt hàng chẳng có ai mua. Nói chung cho tới nay, nông dân Việt Nam làm lụng cực nhọc, nhưng chủ yếu là để làm giàu cho các thương lái, chứ cuộc sống của họ chẳng mấy khá hơn.
Như vậy, khủng hoảng Biển Đông và căng thẳng Việt-Trung hiện nay là dịp để Việt Nam xem xét lại cơ chế sản xuất và xuất khẩu nông sản, để đưa ra thị trường thế giới những mặt hàng có chất lượng cao, có thương hiệu tốt, bán được với giá cao tại những thị trường cao cấp ở Châu Âu và Mỹ, chứ không chỉ bán với giá thấp cho những thị trường như Trung Quốc. 
VĂN LINH
THEO DSPL
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay34,054
  • Tháng hiện tại564,180
  • Tổng lượt truy cập102,323,723
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây