Đến nay, mô hình đã khẳng định tính hiệu quả, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa đa dạng hóa các đối tượng nuôi; qua đó mở thêm hướng mới trong phát triển kinh tế cho các hộ.
Mô hình nuôi cua thương phẩm của ông Đỗ Trực |
Lão nông Đỗ Trực, thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang là người nuôi tôm nước lợ xen canh cua thương phẩm vụ đầu tiên. Dù là người có thâm niên nuôi tôm hơn 15 năm nay nhưng cũng đã bao phen ông phải lao đao vì vật nuôi “khó tính” này. Dù vẫn biết nguy cơ cao trong vụ 2 nhưng nếu bỏ ao hoang thì không đành, nhiều hộ vẫn thả nuôi với số lượng ít hơn vụ chính.
Vụ 2 năm nay, được Trung tâm hỗ trợ cua giống cùng kỹ thuật chăm sóc, ông Trực thả 2.000 con cua bột sản xuất nhân tạo trong ao nuôi tôm trên diện tích mặt nước gần 2.000m2. Ông Trực cho biết, với cách nuôi xen canh, cua ăn thức ăn thừa của tôm nên giúp cải tạo đáng kể nguồn nước, môi trường đáy ao, giảm sử dụng thuốc lại cho thu nhập cao và ổn định.
Nuôi cua xen canh tôm ở vụ 2 đã được người dân nơi đây áp dụng từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do không có nguồn cua giống chất lượng nên người dân nơi đây thu gom giống cua ngoài tự nhiên, vì vậy sản lượng cua thành phẩm không đồng đều.
Ông Huỳnh Văn A ở thôn Trường Định cho biết, gia đình thả nuôi 2.000 con cua nhân tạo do Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng hỗ trợ trên diện tích 2.000m2. Đến nay, cua phát triển tốt và đang cho thu hoạch với trọng lượng 4 con/kg. Với giá hiện nay gần 200 ngàn đồng/kg thì ao cua của ông cho lãi 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Theo bà Ngô Thị Kim Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng, việc chuyên canh tôm sẽ dễ gây ra ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa lắng đọng dưới mặt ao, lâu ngày phát sinh dịch bệnh cho tôm. Trên thực tế nhiều năm qua, người nuôi tôm ở vụ 2 thôn Trường Định thường bấp bênh. Chính vì vậy, mô hình “Nuôi cua thương phẩm” đơn canh hoặc xen canh với tôm đã cơ bản khắc phục ô nhiễm môi trường.
Các hộ nuôi cua giống nhân tạo được Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng mua từ trại sản xuất cua giống uy tín ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, có kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao nên cua có tốc độ tăng trưởng nhanh, ít bệnh, năng suất thu hoạch đạt 50kg/sào.
Kỹ sư Trần Lâm Hồng Hạnh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng cho biết, để có kết quả đó, thời gian qua, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thường xuyên phối hợp với 4 hộ nuôi thí điểm để kiểm tra quá trình sinh trưởng của cua, hướng dẫn kỹ thuật xử lý ao nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh; nhất là giai đoạn độ mặn của nguồn nước lợ nơi đây bị sụt giảm so với môi trường sống phù hợp của cua.
Từ thành công của việc nuôi cua thương phẩm từ giống cua bột sản xuất nhân tạo đã mở ra một hướng đi mới giúp người dân nơi đây tận dụng các ao, hồ nuôi tôm ít có hiệu quả trong vụ 2 để chuyển sang nuôi cua, hoặc xen canh với cua nhằm đa dạng hóa đối tượng, cải thiện môi trường nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã