Anh Kiên "bén duyên" với nghề nuôi con "ăn cơm nằm" từ năm 2006. Trải qua hơn chục năm nuôi lợn, anh Kiên chỉ "thất bại thảm hại" ở 2 năm đầu tiên, vì khi đó dịch bệnh xảy ra ở đàn lợn trên địa bàn xã Lóng Phiêng. Khoảng 10 năm trở lại đây, năm nào, anh Kiên nuôi lợn cũng thắng lợi, ngay cả khi giá lợn hơi lao dốc không phanh trong những tháng đầu năm 2017.
Để có thể chủ động được lợn giống, anh Kiên vừa nuôi lợn nái, vừa nuôi lợn thương phẩm. Từ chuồng trại đến quy mô chăn nuôi, anh không đầu tư dồn một lúc mà hễ nuôi lợn có lãi, anh lại đầu tư xây dựng, mở rộng chuồng trại và tăng số lợn nái, lợn thịt.
Trại lợn của anh Kiên hiện khá quy mô, với nhiều khu, nhiều dãy chuồng nuôi nhốt các loại lợn khác nhau. Khu nuôi lợn đẻ, lợn bầu nằm cách xa khu nuôi lợn thịt. Dãy chuồng đẻ, chuồng bầu, lợn được nhốt trong lồng sắt, chạy thành dãy dọc, dài vài chục mét, thoáng mát.
7 năm trở lại đây, anh Kiên thường xuyên duy trì trong trại lợn của mình 160 con lợn nái và khoảng 1.500 con lợn thịt. Đàn lợn nái được anh chăm sóc cẩn thận, với chế độ dinh dưỡng khác với lợn thương phẩm nên sinh sản đều đặn 2 năm 5 lứa, mỗi lứa hơn chục con. Lợn nái sinh sản bao nhiêu, anh giữ lại nuôi toàn bộ, chứ không bán giống.
Ngoài vệ sinh chuồng trại mỗi ngày 2 lần, tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn, anh Kiên đặc biệt quan tâm đến khâu cho ăn. Tùy từng độ tuổi và thời kì sinh trưởng của đàn lợn mà anh cho chúng ăn với khẩu phần phù hợp, giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt.
Khoảng 10 năm trở lại đây, năm nào, anh Kiên nuôi lợn cũng thắng lợi, ngay cả khi giá lợn hơi lao dốc không phanh trong những tháng đầu năm 2017.
Anh Kiên phấn khởi cho biết: Khâu cho lợn ăn rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong chăn nuôi. Tôi không nuôi lợn theo kiểu công nghiệp, tức là cho chúng ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp mà nuôi theo kiểu bán công nghiệp.
"Từ khi lợn con tách mẹ đến lúc đạt trọng lượng 45 kg/con, tôi cho ăn cám viên. Đối với lợn có trọng lượng từ 45 kg trở lên đến khi xuất bán thì tôi cho chúng ăn cám viên trộn với ngô, sắn nghiền nhỏ theo tỉ lệ nhất định. Đây là “chìa khóa vàng” quyết định nuôi lợn có lãi hay không, lãi nhiều hay ít. Nếu nuôi lợn chỉ cho ăn cám viên không thì rất khó kiếm lời” - anh Kiên chia sẻ.
Với phương pháp cho lợn ăn cám viên trộn với ngô, sắn nghiền nhỏ, anh Kiên có lãi cao nhờ giảm giá thành.
Theo anh Kiên, ngô có hàm lượng dinh dưỡng cao và giá thành lại rẻ hơn nhiều so với cám viên. Ngô nghiền nhỏ trộn với cám viên theo tỷ lệ 4 phần ngô, 1 phần cám viên nên giảm được giá thành thức ăn chăn nuôi. Lợn ăn cám viên trộn ngô không chỉ lớn nhanh mà còn rất chắc thịt.
Chính vì điểm này mà thương lái đổ xô mua lợn thương phẩm của gia đình anh. Bình quân mỗi tháng, anh Kiên xuất chuồng 300 con lợn thương phẩm, với trọng lượng hơn 1 tạ/con.
"4 tháng gần đây, giá lợn hơi tăng cao chưa từng thấy. Tôi xuất chuồng hơn 120 tấn lợn ra thị trường, trừ chi phí còn lãi hơn 2 tỷ đồng" - anh Kiên vui vẻ tiết lộ.
Theo Văn Chiến/Báo Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã