Theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nghề nuôi tôm trên cát được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Do đó, mục tiêu của ngành là đến năm 2020, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 4.500 ha; trong đó trên 50% diện tích nuôi tôm tập trung được đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi; sản lượng đạt trên 60.000 tấn; năng suất trung bình đạt trên 12 tấn/ha mặt nước/vụ.
Đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là diện tích nuôi tôm trên cát đạt 7.000 ha; trong đó trên 70% vùng nuôi tâp trung được đầu tư hạ tầng hoàn thiện; sản lượng nuôi đạt trên 110.000 tấn; năng suất trung bình đạt trên 15 tấn/ha mặt nước/vụ.
Tổng cục Thuỷ sản cho biết, phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát nhằm khai thác tiềm năng, tận dụng vùng đất cát tại khu vực ven biển miền Trung để tạo ra sản phẩm tôm nước lợ có giá trị cao, khối lượng sản phẩm lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân ven biển.
Quan điểm của Tổng cục Thuỷ sản là chỉ quy hoạch nuôi tôm trên cát ở những nơi có thể chủ động được nguồn nước ngọt tầng mặt phục vụ sản xuất nhằm hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm.
Đầu tư nuôi tôm trên cát phải đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh và tiêu cực đến sản xuất, đặc biệt là hiện tượng hạn hán, thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất. Đồng thời, cần áp dụng quy trình công nghệ mới, công nghệ cao, tiên tiến để tiết kiệm nguồn nước ngọt.
Đồng thời, quy hoạch, thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm; nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng chính ở những vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nươc đầu mối, hệ thống chứa nước ngọt phục vụ sản xuất ở các vùng nuôi tôm trên cát tập trung.
Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, phòng, chống dịch bệnh.
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích phát triển các mô hình liên kết giữa cơ sở nuôi tôm trên các với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước vào nuôi tôm trên cát để tạo sản phẩm lớn, hàng hoá và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đến năm 2016, cả nước có 14 tỉnh thành ven biển miền Trung đang nuôi tôm trên cát với tổng diện tích 3.734 ha, sản lượng đạt 41.705 tấn. Năng suất nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung cao hơn năng suất bình quân của cả nước (trung bình khoảng 10-14 tấn/ha).
Cá biệt, có nơi cho năng suất rất cao như ở Quảng Nam (hơn 20 tấn/ha), Quảng Ngãi (khoảng 17 tấn/ha). Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn gồm:
Bình Thuận (28% tổng diện nuôi tôm trên cát), Ninh Thuận (18%), Phú Yên (16%), Thừa Thiên Huế (14%). Nuôi tôm trên cát đã và đang góp phần quan trọng vào đời sống kinh tế xã hội, đem lại việc làm, thu nhập cho một bộ phận lớn người dân nghèo ven biển.
Vũ Trọng
http://thoibaokinhdoanh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã