"Ngòi nổ" cuộc đua ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực vận tải là sự xuất hiện của loại hình kinh doanh Uber và Grab. Chỉ sau 2 năm thí điểm, đến năm 2018, số lượng phương tiện tham gia mạng lưới kinh doanh của Grab đã lên đến hơn 50.000 xe, vượt qua cả số lượng xe taxi truyền thống. Thế mạnh dịch vụ của Grab đã mang đến sự thuận tiện, giá cả đa dạng, khách hàng được hưởng lợi thông qua các chương trình khuyến mãi rầm rộ, được số đông người dân lựa chọn.
Ứng dụng công nghệ phần mềm vào quản lý, điều hành để giảm chi phí |
Bị Grab lấn át, một logic thông thường của quy luật thị trường là các hãng vận tải taxi truyền thống không thể "ngồi yên", nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách, trong đó có taxi truyền thống đã và đang bắt tay vào phát triển những ứng dụng công nghệ cho việc điều hành, quản lý, tiếp cận khách hàng, đặt vé xe qua internet… nhằm giành lại thị phần đang bị thu hẹp.
Đầu tiên là hãng taxi Mai Linh đã triển khai ứng dụng Mai Linh online trong điều và gọi xe taxi với mong muốn đem lại tiện ích cho khách hàng và phục vụ tốt hơn. Không chỉ taxi Mai Linh, làn sóng ứng dụng công nghệ còn đang lan sang cả vận tải hành khách liên tỉnh. Một số nhà xe lớn đã ứng dụng công nghệ phần mềm vào quản lý, điều hành để giảm bớt chi phí, chăm sóc khách hàng, từng bước chuyển mình từ nhà xe truyền thống sang nhà xe công nghệ.
Chẳng hạn, hãng vận tải liên tỉnh Sao Việt mới đây đã triển khai phần mềm Emddi. Theo đại diện nhà xe này, việc ứng dụng Emddi nhằm giúp khách hàng dễ dàng xác định được tuyến đường, hành trình, giá cả… từ đó lựa chọn dịch vụ thuận tiện ngay trên phần mềm. Sao Việt nhận thấy rất rõ lợi ích của việc ứng dụng các phần mềm như đặt xe online… sẽ mang lại cho nhà xe cũng như khách hàng, chính vì vậy đơn vị này đang tính tới việc tiếp tục phát triển các ứng dụng phần mềm trong quản lý, điều hành các loại hình vận tải khác nhau.
Đại diện Công ty Vận tải thương mại và du lịch Hà Lan cho biết, ngoài ứng dụng phần mềm đặt vé thông minh, đơn vị nhận định tiêu chí an toàn trên mỗi hành trình là yếu tố hàng đầu khẳng định thương hiệu, do vậy công ty đã áp dụng công nghệ quản lý vận tải hiện đại, lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình toàn bộ hệ thống xe khi vận hành.
Đến nay, có thể khẳng định Mai Linh, Sao Việt... là những nhà xe, doanh nghiệp vận tải đang ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành hoạt động hiệu quả.
Nhìn nhận về thực tế trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, ứng dụng công nghệ vào phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi, xe hợp đồng… là xu thế của xã hội hiện đại. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đòi hỏi các doanh nghiệp buộc phải đổi mới tư duy để thích ứng, bắt kịp xu thế của thời đại. Chuyên gia Ngô Trí Long khuyến nghị, chậm trễ nắm bắt và ứng dụng công nghệ sẽ khiến doanh nghiệp bị bỏ lại phía sau.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi phương thức hoạt động dịch vụ vận tải ở Việt Nam, bước đầu cho thấy đã và đang dần hình thành hệ thống công nghệ thông tin, kết nối internet… trong cung cấp các dịch vụ vận tải. |
Lan Ngọc/congthuong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã