Theo Bộ NN-PTNT, mô hình “cánh đồng lớn” hiện nay đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương và diện tích sản xuất vụ lúa đông xuân 2013-2014 nâng lên gần 100.000 ha. Thực tế cho thấy, mô hình “cánh đồng lớn” tăng được thu nhập cho nông dân bởi giảm giá thành, tăng năng suất, chất lượng lúa… nhờ đó lợi nhuận thu về cao hơn từ 2,2- 7,5 triệu đồng/ha so sản xuất bên ngoài.
Không chỉ cây lúa, mà mô hình “cánh đồng lớn” còn đem lại kết quả khả quan đối với một số loại cây con khác. Ông Trần Thanh Tuấn, Tổ trưởng Tổ liên kết số 3, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) cho biết: “Trước đây, người dân trồng dừa xứ này thường bán giá thấp do bị tư thương ép giá. Năm 2013, được Công ty Dừa Mê Kông đến ký hợp đồng với tổ liên kết để xây dựng mô hình “cánh đồng lớn”. Theo đó, công ty hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, vốn, phân bón, bao tiêu đầu ra với giá cao hơn thị trường khoảng 6.000 đồng/chục dừa (chục dừa = 12 trái).
Từ mô hình này, giúp người dân an tâm sản xuất bởi được công ty hỗ trợ đầu vào và bao tiêu đầu ra sản phẩm; nhờ đó mà lợi nhuận từ trồng dừa tăng lên ngó thấy”.
Theo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, ngoài cây lúa thì cần nghiên cứu nhân rộng mô hình “cánh đồng lớn” đối với cây ăn trái, rau màu, thủy sản… Tuy nhiên, cái khó hiện nay là nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn tham gia đầu tư, bao tiêu “cánh đồng lớn”.
Huỳnh Lợi
Nguồn sggp.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã