Góp thóc làm đường bê tông
Ông Nguyễn Hữu Tuấn – Chủ tịch UBND xã Thượng Nông chia sẻ, lợi thế lớn nhất của xã là… xã Anh hùng (trong kháng chiến chống thực dân Pháp, xã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang), có truyền thống cách mạng, đời sống kinh tế, an ninh trật tự ổn định và thứ nữa là người dân sống rất “tình làng nghĩa xóm”, chịu khó làm ăn. Dựa trên nền tảng đó, nên khi bước vào xây dựng NTM, xã có nhiều thuận lợi.
“Năm 2010, xã đạt 9/19 tiêu chí, đến năm 2011 đã nâng lên 12 tiêu chí và nay đạt 16/19 tiêu chí, 3 tiêu chí còn lại cơ bản đạt là: Cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi và chợ nông thôn. Tuy nhiên, tiêu chí chợ đã sửa đổi, coi như Thượng Nông chỉ còn 2 tiêu chí nữa là cán đích” – ông Tuấn phấn khởi cho biết.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hiến (trái) ở khu 6, tự nguyện phá tường rào, hiến 30m2 đất thổ cư để mở rộng đường. |
Ông Tuấn cũng cho biết: “Xã có 7 khu dân cư, để bê tông hóa 100%, chúng tôi dự toán mỗi hộ phải “gánh” khoảng 9m3 bê tông. Với chính sách nhà nước, tỉnh, huyện hỗ trợ xi măng, người dân hiến đất, góp cát sỏi, ngày công đến nay xã đã có khoảng 87% đường trục xã (2,9km), 75% (3,8km) đường trục thôn được bê tông hóa”. Để có đất, kinh phí làm giao thông nội đồng, xã đã vận động người dân hiến đất và mỗi hộ góp 10kg thóc/sào/vụ, nhờ đó mặc dù còn tới 8km, nhưng xã vẫn tự tin sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013.
Không chỉ đột phá trong giao thông, môi trường tiêu chí mà hầu hết các xã đều khó đạt, nhưng với cách làm sáng tạo mỗi gia đình một giếng, bể nước nên hiện xã có 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ngoài việc cứng hóa 100% kênh mương dọc theo khu dân sinh, mỗi hộ phải có một hố rác để xử lý rác của gia đình theo phương pháp lấp đất. Nhờ đó, ngày nắng lẫn mưa đường làng ngõ xóm, môi trường ở Thượng Nông vẫn sạch sẽ, trong lành.
Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả
Thượng Nông có 560ha đất nông nghiệp, trong đó có 410ha đất trồng lúa, còn lại trồng hoa màu khác và nuôi trồng thủy sản. Mặc dù năng suất lúa ở đây đạt 52 tạ/ha, song so với các loại hoa màu khác thì cây lúa kém xa. Chính vì vậy, trong 3 năm gần đây xã liên tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chuyển khoảng 50ha sang ươm cây giống, trồng đào, hoa và đu đủ.
Từ năm 2010 đến nay, xã đã huy động gần 36 tỷ đồng để xây dựng NTM. Ngoài ra xã còn vận động 150 hộ hiến 5.000m2 đất, hàng nghìn cây cối. Dự kiến hết năm 2013, Thượng Nông cơ bản đạt 19/19 tiêu chí. |
Bên cạnh đó, ngoài ao hồ, các diện tích đồng chiêm trũng cấy một vụ lúa cũng được chuyển sang nuôi cá. Hiện cả xã có 197ha nuôi trồng thủy sản, trong đó 50ha chuyên canh. Năm 2012, sản lượng đạt hơn 420 tấn, giá trị đạt hơn 3,3 tỷ đồng. Cá Thượng Nông nổi tiếng ngon từ xa xưa với câu truyền miệng: “Cơm đồng Á, cá đồng Nung”, nên thường bán được giá cao hơn cá ở những nơi khác.
Ông Lê Đình Quang – Chủ nhiệm HTX Thượng Nông đánh giá: “Đây là mô hình cho thu nhập gấp 3 – 4 lần trồng lúa, đặc biệt sản phẩm người dân làm ra phần lớn được HTX bao tiêu đầu ra. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, tăng thu nhập từ 11,5 triệu năm 2010, lên 17,2 triệu năm 2012”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã